Các Chương Trình Mục Tiêu Y Tế Quốc Gia Hiện Này

Các Chương Trình Mục Tiêu Y Tế Quốc Gia Hiện Này

Chiều 30/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chiều 30/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt trong chuẩn nghèo đa chiều được quy định thế nào?

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt trong chuẩn nghèo đa chiều như sau:

BHG - Từ nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng với những chính sách phù hợp với thực tế và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành đã giúp cải thiện đáng kể đời sống người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh và các Quyết định của UBND tỉnh về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển và nguồn vốn sự nghiệp thực hiện 3 Chương trình MTQG năm 2024. UBND huyện Xín Mần đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rà soát, lập kế hoạch các danh mục dự án đầu tư, cũng như các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp, đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức và phù hợp với thực tế. Nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG chủ yếu lồng ghép để thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện. Nổi bật như dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, có 662 hộ thụ hưởng. Trong đó, chăn nuôi 25 dự án; trồng trọt 3 dự án; trồng cây dược liệu 1 dự án; thủy sản 1 dự án. Thực hiện 11 dự án phát triển nông nghiệp bền vững, hỗ trợ 261 hộ trong các lĩnh vực chăn nuôi và trồng cây dược liệu.

Một trong những yếu tố quan trọng tăng thu nhập của người dân đó là hiệu quả việc đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong năm 2024, UBND huyện Xín Mần phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Sở Lao động - TB&XH tổ chức thành công Hội chợ việc làm huyện Xín Mần với 20 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 1.742 lao động, đoàn viên, thanh niên đến để tìm hiểu thông tin, thị trường lao động. Tại Hội chợ đã có trên 100 lao động nhận hồ sơ đăng ký đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản. Cùng với đó, huyện phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, tư vấn cho trên 444 lao động tại các xã và Trung tâm GDNN-GDTX huyện. Tiếp nhận, thẩm định và tham mưu UBND huyện phê duyệt danh sách hỗ trợ lao động đi làm việc ngoại tỉnh theo Nghị quyết 27 của HĐND tỉnh. Năm 2024, huyện Xín Mần đã có hơn 1,6 nghìn lao động đi làm việc ngoài tỉnh, 8 lao động tham gia xuất khẩu lao động và 804 lao động đi làm việc theo Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới.

Bên cạnh triển khai hiệu quả các dự án, nhiều chính sách giảm nghèo tại huyện Xín Mần được triển khai đồng bộ, tập trung vào phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng sống. Các chính sách được triển khai như: Phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo; bảo đảm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Đối với chính sách tín dụng với hộ nghèo, cận nghèo, trong năm toàn huyện thực hiện cho vay hơn 3 tỷ đồng với hơn 5 nghìn lượt hộ dân vay vốn; thực hiện giải ngân được gần 3 tỷ đồng cho 97 hộ nghèo, hộ cận nghèo triển khai cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ.

Nhờ các chương trình lồng ghép, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại huyện Xín Mần đã giảm 6,56%, tương đương 959 hộ, vượt kế hoạch tỉnh giao 0,56% và kế hoạch huyện giao 0,25%. Những kết quả này không chỉ giúp người dân ổn định cuộc sống mà còn tạo động lực phát triển KT - XH, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với 7 tỉnh và 1 thành phố, có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố), với 107 xã, phường, thị trấn (có 3 xã thuộc khu vực I, 2 xã thuộc khu vực III) và 752 ấp, khóm (có 4 ấp đặc biệt khó khăn) thuộc xã khu vực I. Dân số của toàn tỉnh 1.037.270 người, với 19 dân tộc đang sinh sống, trong đó chủ yếu 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Người DTTS khoảng 26.567 người chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân tộc Khmer đông nhất với 22.630 người chiếm 2,21%; dân tộc Hoa 3.627 người, chiếm 0,35%; còn lại các dân tộc khác.

Tại Đại hội, các đại biểu đã xem trình chiếu Video Clip thay cho Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019 - 2024, phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2024 - 2029 và nghe các tham luận của các tập thể, cá nhân là những gương điển hình tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã ghi nhận và chúc mừng những thành tựu đạt được của tỉnh trong thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III.

“Rất đáng tự hào, là quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo UBDT, tôi trân trọng cảm ơn và chúc mừng những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và quân dân các dân tộc trong tỉnh thời gian qua, đặc biệt biểu dương sự cố gắng nỗ lực của đồng bào các DTTS đã chung sức, đồng lòng từng bước làm “thay da đổi thịt” vùng đồng bào DTTS, góp sức cùng Nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT nhấn mạnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng, đời sống của một bộ phận Nhân dân vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS còn cao, việc phân hóa giàu, nghèo trong cộng đồng có chiều hướng gia tăng, số lao động chưa qua đào tạo và tự đi tìm việc làm xa quê còn nhiều; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường còn chưa được như kỳ vọng.

Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng đồng bào DTTS so với mặt bằng chung của tỉnh vẫn cần nhiều cải thiện. Việc triển khai một số chương trình, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn chưa theo kịp tiến độ. Một số tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS còn chưa đồng đều, tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS làm việc trong các cơ quan nhà nước còn thấp.

“Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đây chính là lời hiệu triệu, biểu thị quyết tâm của đồng bào các DTTS trước thềm Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với quyết tâm này, tôi tin tưởng rằng các mục tiêu Đại hội đề ra trong giai đoạn tới sẽ sớm được hiện thực hóa”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh kỳ vọng.

Để đồng bào DTTS của tỉnh hoàn thành tâm nguyện tại Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đề nghị: Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền nhất là địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, tiếp tục quan tâm phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

Nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống và làm giàu trên quê hương mình. Với lực lượng lao động dồi dào cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, quyết tâm thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, trong đó, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để triển khai nhanh các dự án đầu tư; chủ trì rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn các dự án chậm giải ngân sang các dự án giải ngân tốt.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo bảo đảm hoàn thành mục tiêu Chính phủ đã xác định. Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS, cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS. Chú trọng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là các địa bàn xung yếu, chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân, gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Chủ động giải quyết tốt mọi mâu thuẫn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, ấp, phường đoàn kết, bình yên và phát triển.

“Đối với các đại biểu và đồng bào DTTS tôi mong muốn chúng ta dù khó khăn vất vả đến đâu cũng phải ưu tiên thời gian và tiền của, tạo mọi điều kiện để cho con em được đến trường, được vui chơi, được học hành. Chỉ có giáo dục mới là con đường duy nhất để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và làm giàu chính đáng ngay trên quê hương mình. Tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực dự báo, kịp thời thích ứng, phòng chống thiên tai, nhất là các vấn đề như sạt lở đất, ngập, lụt… phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT nhấn mạnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT kêu gọi, đồng bào các DTTS cùng nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành một nguồn lực, một thứ tài nguyên cho sự phát triển bền vững, truyền dạy cho con cháu về lòng yêu nước của cha ông, về tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; về đức tính cần cù, chịu khó, thật thà, tốt bụng; về ý chí dấn thân vì cộng đồng, đất nước; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc.

Phát biểu tại Đại hội, ông Lữ Quang Ngời - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội, cho biết, trong giai đoạn 2019 - 2024, mặc dù tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tác động của biến đổi khí hậu, song Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức; đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của tỉnh, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024 đã đề ra.

Cùng với đó, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên: Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 75,3 triệu đồng, tăng 44,8 triệu đồng so với năm 2019 và ước năm 2024 là 85,20 triệu đồng. Hộ nghèo đồng bào DTTS cuối năm 2023 còn 301 hộ, chiếm tỷ lệ 3,4% so với tổng số hộ DTTS đã giảm được 1.051 hộ nghèo DTTS, tương ứng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 15,32%, bình quân giảm 3,06%/năm.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của giai đoạn 2019 - 2024 và khắc phục những khó khăn, hạn chế; trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 - 2029 mà Đại hội đã đề ra; bày tỏ sự thống nhất và đề nghị Đại hội tiếp thu ý kiến Chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh vừa phát biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cũng đưa ra các vấn đề trọng tâm để tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong giai đoạn tiếp theo.

Tại Đại hội, Đoàn chủ tịch cùng các đại biểu chính thức đã thống nhất chung về các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng và đề ra trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đưa vào Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn tới.

Dịp này, Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trao tặng Bằng khen đến 1 tập thể, 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long trao tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 10 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong bào xây dụng khối Đại đoàn kết dân tộc vùng đồng bào DTTS, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019 - 2024; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tặng Giấy khen cho 10 cá nhân đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024.

Một số hình ảnh Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng các đại biểu tại Đại hội