Theo kế hoạch, tháng 6/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh) đi vào vận hành. Thời điểm này, các nhà thầu đang huy động tổng lực thi công, đưa dự án về đích đúng tiến độ.
Theo kế hoạch, tháng 6/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh) đi vào vận hành. Thời điểm này, các nhà thầu đang huy động tổng lực thi công, đưa dự án về đích đúng tiến độ.
Phiên họp tập trung trao đổi, thống nhất các nội dung đánh giá kết quả triển khai thực hiện trong năm qua, nhất là các vấn đề hai bên đã giải quyết dứt điểm, các công việc còn tồn đọng, hướng xử lý cũng như các nhiệm vụ, định hướng mới trong năm 2024.
Trong đó, về hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, hiện có 245 dự án của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Lào còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,5 tỉ USD.
Năm 2023, vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào là 116,6 triệu USD, tăng 65,3% so với năm 2022. Vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 2,75 tỉ USD.
Các doanh nghiệp đã đóng góp thuế và nghĩa vụ tài chính khác trong 5 năm trở lại đây khoảng 200 triệu USD/năm. Lũy kế từ 2015 đến nay khoảng 1,7 tỉ USD, đóng góp 150 triệu USD cho công tác an sinh xã hội.
Ở chiều ngược lại, Lào hiện có 18 dự án đầu tư đang triển khai ổn định tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt trên 110 triệu USD. Doanh nghiệp Lào được các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư, kinh doanh.
Tổng kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 1,6 tỉ USD, giảm nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm 2022. Nhưng giá trị nhập khẩu từ Lào tăng 4,2%.
Hợp tác mua bán điện tiếp tục được đẩy mạnh, với việc Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025.
EVN đã ký kết 19 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện từ 26 nhà máy thủy điện đầu tư tại Lào với tổng công suất 2.689 MW.
Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại nhiều năm tại một số dự án trọng điểm được kịp thời tháo gỡ dứt điểm.
Hai bên đã khánh thành và bàn giao, đưa vào khai thác sân bay Nong Khang từ tháng 5-2023. Hai nước cũng tìm ra hướng để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với dự án muối mỏ kali của Vinachem.
Ngoài ra, đã xử lý xong vấn đề chồng lấn diện tích tô nhượng tại dự án nông nghiệp của Tập đoàn Thaco và tại dự án khai thác bauxite và chế biến alumine của Tập đoàn Việt Phương.
Việt Nam và Lào cũng đã hoàn thành đàm phán và thỏa thuận về giá mua bán điện từ Nhà máy thủy điện Xekaman 3.
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP
Về trọng tâm hợp tác năm 2024, hai bên thống nhất tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả thỏa thuận giữa hai bộ chính trị Việt Nam - Lào và kết quả cuộc gặp người đứng đầu ba đảng giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen cũng như tập trung thực hiện tốt các tuyên bố chung và thỏa thuận ký kết tại kỳ họp 46.
Hai bên tăng cường thúc đẩy, đưa quan hệ chính trị, ngoại giao đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao hơn nữa, cải tiến và nâng cao tính thiết thực, hiệu quả hợp tác ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ về quốc phòng và an ninh, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện.
Hai bên thống nhất tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô, xây dựng nền kinh tế độc lập và tự chủ, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào.
Tổ chức tốt các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cơ quan chức năng của Lào, đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, khó khăn, vướng mắc tại các dự án hợp tác, đầu tư.
Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời sẽ nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.
Về thương mại, hai nước đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch thương mại, phấn đấu tiếp tục tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2024 từ 10 - 15% so với năm 2023.
Tập trung giải quyết khó khăn, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu tư duy mới, cách làm mới trong việc triển khai kết nối giao thông hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp - Ảnh: VGP
Việt Nam và Lào sẽ huy động nguồn lực, tăng cường tìm kiếm nhà đầu tư quan tâm đến các dự án đường sắt Vũng Áng - Vientiane, đường bộ cao tốc Hà Nội - Vientiane. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Về hợp tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ Việt Nam tiếp tục dành 1.120 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam, tiếp tục cử giáo viên sang giảng dạy tiếng Việt tại Lào.
Hai bên thống nhất triển khai các giải pháp đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai nước và ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia "Một hành trình, Ba điểm đến".
Hai Chính phủ, các bộ, cơ quan chức năng hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và khu vực. Việt Nam sẽ hỗ trợ tích cực, hiệu quả để Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2024, AIPA 45 và các hội nghị cấp cao khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào - Ảnh: VGP
Trước đó trong sáng 7-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào.
Tại hội nghị, hai bên giới thiệu về môi trường, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam và Lào. Hai bên cũng đánh giá về các kết quả hợp tác đầu tư, kinh doanh đạt được trong những năm qua; thảo luận về định hướng hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
Một số vướng mắc và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào cần được giải quyết cũng được nêu ra tại hội nghị.
Cuối hội nghị, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến lễ trao các chứng nhận đầu tư, ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các cơ quan, nhà đầu tư, doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Lào trong các lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, khai thác khoáng sản.
Sau hơn 1 năm gia nhập thị trường Việt Nam, mới đây TAILG đã đưa vào sản xuất nhà máy tại thị trường Việt Nam của mình, đặt tại Khu công nghiệp Minh Quang, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây là cơ sở sản xuất thông minh thứ 10 của thương hiệu này trên toàn cầu và là "bàn đạp" để mở rộng hoạt động ở Đông Nam Á cũng như toàn cầu.
Lấy Việt Nam để mở rộng ra khu vực và thế giới
Toàn cầu đang chứng kiến sự chuyển dịch của ngành công nghiệp ô tô trước xu thế điện khí hóa và Việt Nam không ngoại lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ điện khí hóa với xe hai bánh ở nước ta mới đạt 9%. Đây là thách thức nhưng cũng mở ra tiềm năng cho các nhà sản xuất, khi mà giá trị thị trường xe điện hai bánh tại Việt Nam dự kiến sẽ vượt 8 tỷ USD vào năm 2025.
Cơ sở tại Việt Nam là nhà máy và trung tâm nghiên cứu thứ 10 của TAILG trên toàn cầu (Ảnh: Anh Vũ).
Cơ sở tại Việt Nam của TAILG sẽ không chỉ là nhà máy sản xuất mà còn đóng vai trò trung tâm nghiên cứu, trong tổng số 10 cơ sở của thương hiệu này trên toàn cầu. Được biết, nhà máy ở Việt Nam tích hợp nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất thông minh, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, công suất sản xuất hàng năm đạt 350.000 xe.
Báo cáo hồi tháng 5 của HSBC cho biết thị trường xe máy điện của Việt Nam lớn nhất ASEAN và lớn thứ hai trên toàn thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, nhà máy quy mô 40.000m² của TAILG tại Hưng Yên sẽ còn đáp ứng nhu cầu về xe điện 2 bánh cho khu vực Đông Nam Á.
Sản phẩm của TAILG có gì, cạnh tranh ra sao?
TAILG là thương hiệu được thành lập năm 2004 tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Sau 20 năm, đây đã trở thành nhà sản xuất xe đạp điện, xe máy điện trong nhóm đầu thị trường, với hơn 15 triệu sản phẩm được xuất xưởng mỗi năm. TAILG hiện có hơn 30.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài 3 mẫu xe đã ra mắt từ 2023, TAILG dự kiến sẽ tung loạt sản phẩm mới trong 2024 (Ảnh: Anh Vũ).
Xét về công nghệ sản xuất thì TAILG có khả năng tự thiết kế và sản xuất các bộ phận chính của các dòng xe 2 bánh điện, bao gồm khung và hệ thống truyền động điện.
Khi mới tiếp cận thị trường Việt Nam, thương hiệu này đã tung ra ba mẫu xe điện gồm TAILG X51, TAILG R52, TAILG R31. Sản phẩm được tạo hình trẻ trung, hướng đến nhóm khách hàng hiện đại.
Trong đó mẫu TAILG X51 có động cơ 800W, có thể chạy 60km mỗi lần sạc, tốc độ tối đa 51km/h, thiết kế nhẹ, được trang bị động cơ chống nước IPX6 và đèn pha LED tròn chiếu sáng đêm. Chiếc xe này được trang bị lốp xe off-road địa hình, thích nghi với nhiều loại đường phức tạp, dễ điều khiển.
Đương nhiên, TAILG cũng sẽ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất thương hiệu Việt như VinFast, Selex Motors, Dat Bike, EVGO (Sơn Hà). Bên cạnh đó còn là các thương hiệu nước ngoài như Yadea, Dibao… hay sự tham gia của các hãng xe máy trong quá trình chuyển dịch sang xe 2 bánh điện như Yamaha, Honda…