Các Tranh Chấp Trong Xuất Nhập Khẩu Giữa Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Các Tranh Chấp Trong Xuất Nhập Khẩu Giữa Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) vừa nhận được công văn từ Chi hội Gỗ dán (thuộc Vifores) kêu cứu về vấn đề “chảy máu” nguồn nguyên liệu gỗ ván bóc từ gỗ rừng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc...

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) vừa nhận được công văn từ Chi hội Gỗ dán (thuộc Vifores) kêu cứu về vấn đề “chảy máu” nguồn nguyên liệu gỗ ván bóc từ gỗ rừng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc...

Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế

Nắm chắc nghiệp vụ xuất nhập khẩu về thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán phổ biến:

+ Thư tín dụng (L/C) + Chuyển tiền (T/T) + Nhờ thu (D/P, D/A)

Nắm vững ưu nhược điểm của từng phương thức để doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế tối ưu nhất, an toàn nhất.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu tổn thất tài chính, rủi ro cho doanh nghiệp khi hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Lựa chọn bảo hiểm phù hợp: Tùy thuộc vào giá trị lô hàng, điểm đến và phương thức vận chuyển để chọn bảo hiểm loại A, B, C phù hợp.

Xác định mã HS code và thuế xuất nhập khẩu

Các xác định và áp mã HS code chính xác nhất vì nếu áp sai mã HS có thể dẫn đến chậm trễ trong thông quan hoặc phát sinh các chi phí không mong muốn cho doanh nghiệp của mình.

Xác định được các loại thuế xuất nhập khẩu mà sản phẩm trong lô hàng doanh nghiệp mình cần phải nộp, để thông quan lô hàng nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật.

Khai báo hải quan và thông quan hàng hóa

Quy trình khai báo hải quan: Thực hiện khai báo hải quan trên phần mềm điện tử ECUS hoặc VNACCS. Nhận biết quy trình phân luồng tờ khai hải quan (luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ) cách xử lý khi tờ khai rơi vào luồng vàng, luồng đỏ, quy trình thủ tục hải quan chi tiết.

Nắm vững tài liệu, chứng từ cần chuẩn bị khi khai báo hải quan: Tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn…

Nhận biết các lỗi mà doanh nghiệp thường gặp để phòng tránh: Khai sai mã HS, sai giá trị hàng hóa, không cung cấp đủ chứng từ sẽ dẫn đến việc hàng hóa bị lưu giữ lâu tại cảng và phát sinh thêm chi phí.

Kiểm tra chất lượng và an toàn hàng hóa

Kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu: Kiểm định chất lượng, số lượng, và đóng gói hàng hóa theo đúng quy chuẩn quốc tế trước khi giao hàng.

Kiểm tra an toàn và tiêu chuẩn khi nhập khẩu: Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch và kiểm tra chuyên ngành trước khi nhập khẩu để tránh bị giữ hàng tại cảng.

Quy định về kiểm tra chuyên ngành: Một số hàng hóa cần qua kiểm định đặc biệt như thực phẩm, thuốc, hóa chất, sản phẩm công nghệ cao, các mặt hàng có nguồn gốc thực vật,… sẽ có các yêu cầu kiểm tra chuyên ngành nghiêm ngặt trước khi xuất nhập khẩu mới được thông quan.

Các nghiệp vụ xuất nhập khẩu từ ký kết hợp đồng, thanh toán, chuẩn bị chứng từ, vận chuyển, đến thông quan hàng hóa đều cần sự hiểu biết và chính xác.

Doanh nghiệp nên trang bị kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc hợp tác với các đơn vị dịch vụ uy tín để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu.

Bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm uy tín để có thể nắm bắt các nghiệp vụ xuất nhập khẩu quan trọng để phục vụ cho công việc của mình.

Hy vọng những thông tin trên của Nghiệp vụ logistics đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu quan trọng đối với doanh nghiệp để có thể quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách tốt nhất.

Quy trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa

Sẽ có lúc doanh nghiệp bạn lựa chọn những phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau thay vì phương thức vận chuyển quen thuộc. Do đó bạn hãy tìm hiểu kỹ các phương thức vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ hoặc đường sắt để có thể linh hoạt lựa chọn tùy vào loại hàng hóa và yêu cầu về thời gian trong từng thời điểm.

– Quy trình xuất khẩu bằng đường biển – Quy trình nhập khẩu bằng đường biển – Quy trình xuất khẩu đường hàng không – Quy trình nhập khẩu đường hàng không

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (Certificate of Origin) là văn bản xác nhận quốc gia xuất xứ của sản phẩm, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Đây là tài liệu quan trọng trong thương mại quốc tế, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan và đáp ứng yêu cầu nhập khẩu tại quốc gia đến.

C/O không chỉ chứng minh nguồn gốc sản phẩm mà còn tạo lòng tin cho khách hàng và đối tác đối với doanh nghiệp của bạn.

Chuẩn bị và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu

Tìm hiểu và nắm vững các chứng từ cần thiết trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu một lô hàng thực tế:

+ Hóa đơn thương mại + Vận đơn (Invoice) + Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) + Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) + Tờ khai hải quan + Giấy phép nhập khẩu.

Biết cách lập và kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu, đảm bảo các thông tin trên chứng từ khớp nhau, hợp lệ về pháp lý và đúng quy định quốc gia.

Ký kết hợp đồng ngoại thương

Doanh nghiệp cần nắm vững quy trình ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu từ khâu đàm phán, thương lượng đến soạn thảo hợp đồng. Xác định các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương: về giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, thời gian giao nhận, phương thức giải quyết tranh chấp.