Câu Nói Của Thủ Tướng Anh Churchill

Câu Nói Của Thủ Tướng Anh Churchill

(PLO)- Thủ tướng khẳng định để có thị trường tiêu thụ bền vững, Nhà nước phải tìm kiếm, kết nối thị trường... còn người dân phải có sản phẩm chất lượng cao để giữ được thị trường.

(PLO)- Thủ tướng khẳng định để có thị trường tiêu thụ bền vững, Nhà nước phải tìm kiếm, kết nối thị trường... còn người dân phải có sản phẩm chất lượng cao để giữ được thị trường.

Xây thương hiệu đã khó, bảo vệ thương hiệu còn khó hơn

Đến từ điểm cầu Gia Lai, chị Đỗ Thị Mỹ Thơm, Giám đốc Hợp tác xã Hùng Thơm, đặt câu hỏi về giải pháp nào để giúp nông dân nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Trả lời đại biểu Thơm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết chúng ta vừa xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của mình. Quan trọng nhất là Bộ vẫn phải nắm bắt được tín hiệu thị trường và nắm bắt được nhu cầu của bà con để thông tin.

"Chúng tôi có kênh thông tin cảnh báo sớm để bà con có thông tin, dự báo trước. Hệ thống có hàng tuần, có web để thông tin rộng hơn cho bà con tiếp cận. Theo xu thế hiện nay, chúng ta phải sản xuất nông nghiệp xanh. Các nước phát triển áp dụng các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn kép liên quan đến bảo vệ môi trường, như về rừng liên quan đến môi trường nên chúng ta phải lưu ý" - ông Tân nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng khẳng định việc xây dựng thương hiệu đã khó nhưng bảo vệ thương hiệu còn khó hơn. “Trong thị trường thì buôn có bạn, bán có phường. Chúng ta phải kết hợp giữa giá trị văn hóa, truyền thống. Nếu xây dựng thương hiệu lớn thì phải có các doanh nghiệp lớn..." - ông Tân nói.

Trả lời đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra hai vấn đề cần phải thực hiện ngay. Đầu tiên là phổ cập kiến thức cho nông dân bằng các hình thức như hướng dẫn vào các khung giờ vàng trên đài truyền hình, để bà con quan tâm theo dõi thuận lợi, tiếp thu các kiến thức hiệu quả cao nhất. Đồng thời phổ biến, phát hành sách cho nông dân về khoa học, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới.

Để có thị trường bền vững, Thủ tướng khẳng định Nhà nước phải tìm kiếm, kết nối thị trường và ký kết các hiệp định, kết nối của người dân, hiệp hội với đại sứ quán... Song song đó, người dân phải giữ và sản xuất đạt yêu cầu của thị trường, có sản phẩm chất lượng cao để giữ được thị trường.

Thủ tướng sau đó đã dẫn chứng câu chuyện về trái sầu riêng của Việt Nam đang phát triển tốt, xuất khẩu nhiều nhưng khi mình chủ quan đưa sản phẩm kém vào thì sẽ làm ách tắc ngay, gây nguy hiểm cho thị trường của mình, mất uy tín với bạn hàng, thị trường xuất khẩu.

Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị

Tại hội nghị, vấn đề được nhiều nông dân cũng như đại biểu quan tâm là liên kết sản xuất giữa các vùng, các hộ gia đình, liên kết theo chuỗi giá trị.

Nói về câu chuyện này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh phương châm "muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau". Theo ông, trong bối cảnh hiện nay cần tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị.

Người nông dân phải gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp. "Trong đó, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia" - ông nói.

Có được vốn thì giàu lên, không có đồng vốn nghèo suốt đời

Từ đầu cầu Bình Dương, ông Nguyễn Hồng Quyết (nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023), đặt vấn đề về cơ chế, giải pháp nào để nông dân được thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (sản phẩm thu hoạch trong tương lai) để vay vốn với nhu cầu lớn phục vụ sản xuất.

Cùng vấn đề, ông Trần Tiến Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình, đề nghị Chính phủ có chính sách để khuyến khích chính quyền địa phương các cấp quan tâm, bổ sung, phát triển nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn hơn.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên của nguồn vốn ngân hàng. Ông cho biết đến thời điểm này, ngành Ngân hàng có 18 văn bản quy định các cơ chế chính sách trực tiếp hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngoài những chính sách chung thì còn đi cụ thể vào từng vùng miền.

Về nguồn vốn, cơ chế bảo lãnh, năm 2015, một chính sách rất đổi mới, căn cơ với bà con nông dân đã được ban hành là Nghị định 55 và sau đó là Nghị định 116. Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cho rằng nghị định này đã ban hành tám năm, một số nhóm đối tượng được ưu tiên, ưu đãi hiện nay có thể giờ đây đã là "một chiếc áo chật", vì vậy cần nới rộng hơn.

Liên quan đến tài sản đảm bảo, ông Tú cho biết không phải tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo bằng vật chất mà có thể bằng tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai… “Tất cả những điều này đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên sử dụng hình thức nào thì do ngân hàng và người vay thỏa thuận” – ông Tú nói.

Trả lời sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị về phía ngành Ngân hàng nghiên cứu hình thức cho vay tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai nhiều hơn để hỗ trợ cho người nông dân. Ông nhìn nhận bản chất của người nông dân thật thà, chân thành. Vì vậy, ngân hàng phải linh hoạt trong tiếp cận vốn với người nông dân.

“Có được vốn thì giàu lên, không có đồng vốn nghèo suốt đời. Phải giúp người nông dân tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn nhưng phải đúng địa chỉ và hiệu quả” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông Keir Starmer trở thành thủ tướng mới của Anh

Thứ bảy, 06/07/2024 08:55 (GMT+7)

(ĐCSVN)- Ngày 5/7, ông Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, đã chính thức trở thành thủ tướng mới của nước này sau khi diện kiến Vua Charles III tại Cung điện Buckingham ở thủ đô London.

Theo thông báo của Cung điện Buckingham, Vua Charles III đã đề nghị ông Keir Starmer thành lập chính phủ mới.

Trước đó, ông Keir Starmer đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cùng ngày tại Anh. Đảng của ông thắng áp đảo trước đảng Bảo thủ cầm quyền, giành tới 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện. Con số này gần bằng mức 418 ghế mà Công đảng giành được trong chiến thắng năm 1997 dưới sự dẫn dắt của ông Tony Blair.

Phát biểu sau chiến thắng lịch sử, ông Keir Starmer khẳng định Chính phủ của Công đảng ngay lập tức sẽ thực hiện thay đổi như cam kết. Ông Starmer dự kiến sẽ chuyển tới số 10 Phố Downing vào trưa 5/7 (giờ địa phương) và sẽ thành lập nội các ngay trong ngày.

Kết quả cuối cùng của cuộc tổng tuyển cử công bố vào sáng ngày 5/7 (giờ địa phương) cho thấy, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak hứng chịu thất bại lớn nhất trong lịch sử hiện đại khi chỉ giành được 121 ghế so với 365 ghế tại Hạ viện trước. Số ghế thấp nhất đảng này giành được tại một cuộc tổng tuyển cử là 156 ghế vào năm 1906. Trong số các ứng cử viên Bảo thủ mất ghế có cựu Thủ tướng Liz Truss, Bộ trưởng quốc phòng Grant Shapps, Bộ trưởng giáo dục Gilian Keegan, Bộ trưởng Tư pháp Alex Chalk, lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Hạ viện Penny Mordaunt.

Đảng Dân chủ tự do trung dung giành kết quả ấn tượng với 71 ghế, tăng 63 ghế so với cuộc tổng tuyển cử trước. Đảng Xanh và đảng Cải cách Vương quốc Anh đều giành được 4 ghế, trong đó lãnh đạo đảng Cải cách Vương quốc Anh Nigel Farage lần đầu tiên trở thành nghị sĩ sau 8 lần tranh cử. Đảng Dân tộc Scotland (SNP) chỉ giành được 9 ghế, giảm 38 ghế.

Kết quả cuộc tổng tuyển cử phản ánh mong muốn thay đổi của cử tri Anh sau 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ với 5 đời thủ tướng khi đất nước trải qua thời kỳ "thắt lưng buộc bụng", tác động tiêu cực của Brexit, dịch COVID-19, cú sốc giá năng lượng và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Cuộc bầu cử cũng có tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất kể từ năm 1923, với gần 60%.

Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là người đứng đầu Chính phủ Quốc vương Bệ hạ và Nội các Anh Quốc. Ngày thành lập Văn phòng Thủ tướng vẫn còn là một ẩn số vì vị trí này không được "tạo ra" mà thay vào đó tiến hóa theo thời gian trên cơ sở sáp nhập trách nhiệm và quyền hạn của nhiều văn phòng khác. Thuật ngữ này thường được sử dụng bởi Robert Walpole một cách không chính thống trước thập niên 1730.[2] Nó bắt đầu được sử dụng bởi Viện Thứ dân vào những năm 1805, và trở thành một thuật ngữ phổ biến trước những năm 1880, mặc dù không được công nhận chính thức cho đến tận năm 1905, khi Arthur Balfour đang là Thủ tướng.

Các sử gia hiện đại hầu hết công nhận Robert Walpole, người đứng đầu chính phủ Vương quốc Anh trong hơn 20 năm kể từ 1721, là Thủ tướng đầu tiên. Chiếu theo đó, Walpole cũng đồng thời là Thủ tướng Anh tại vị lâu nhất. Cũng theo đó, Thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland là William Pitt the Younger sau sự thành lập của Liên hiệp này vào ngày 1 tháng 1 năm 1801. Người đầu tiên chính thức sử dụng danh vị Thủ tướng là Benjamin Disraeli, người ký Hiệp ước Berlin với tư cách là "Thủ tướng của Nữ vương Bệ hạ Anh Quốc" năm 1878.

Vào năm 1905, vị trí Thủ tướng chính thức được công nhận trong thứ tự ưu tiên, với đương nhiệm Henry Campbell-Bannerman là người đầu tiên chính thức được gọi là "thủ tướng". Thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sau sự thành lập chính thức của nó vào năm 1922 (khi 26 quận xứ Ireland ly khai và thành lập Nhà tước Tự do Ireland) là Bonar Law, mặc dù đất nước không được đổi tên đến tận năm 1927, khi Stanley Baldwin đang làm Thủ tướng.[11]

Trước sự liên giữa Anh và Scotland vào năm 1707, Ngân khố của England do Đại thần Thủ quỹ quản lý. Ở đoạn cuối của thời kỳ Tudor, Đại thần Thủ quỹ được coi là một trong những Đại thần của Nhà nước, và thường (nhưng không phải luôn luôn) là một nhân vật có ảnh hưởng trong chính phủ: Edward Seymour, Công tước xứ Somerset đệ nhất (Đại thần Thủ quỹ, 1547–1549), giữ chức Nhiếp chính trong thời gian đầu trị vì của Vua Edward VI; William Cecil, Nam tước Burghley đệ nhất (Đại thần Thủ quỹ, 1572–1598), là một Thượng thư có uy tín của Nữ vương Elizabeth I; con trai của Burghley là Robert Cecil, Bá tước xứ Salisbury đệ nhất, kế nhiệm cha mình làm Tể tướng dưới thời Elizabeth (1598–1603) và sau đó được Vua James I bổ nhiệm làm Đại thần Thủ Quỹ (1608–1612).

Trước đoạn cuối của thời kỳ Stuart, có những giai đoạn Ngân khố được quản lý bởi nhiều một Ủy ban các Quan thần Ngân khố, do Đệ nhất Đại thần Ngân khố đứng đầu. Đại thần Thủ quỹ cuối cùng, Sidney Godolphin, Bá tước xứ Godolphin đệ nhất (1702–1710) và Robert Harley, Bá tước xứ Oxford đệ nhất (1711–1714), đứng đầu Chính phủ của Nữ vương Anne.

Sau George I lên ngôi vào năm 1714, sự thành lập một ủy ban gồm các Quan thần Ngân khố (thay vì một Đại thần Thủ quỹ) trở thành cố định. Trong ba năm sau đó, Chính phủ được quản lý bởi Charles Townshend, Tử tước Townshend đệ nhị, người được bổ nhiệm làm Thượng thư Miền Bắc. Sau đó, Lãnh chúa Stanhope và Sunderland cùng điều hành Chính phủ, với Stanhope phụ trách đối ngoại còn Sunderland phụ trách đối nội. Stanhope mất vào tháng 2 năm 1721 và Sunderland từ chức hai tháng sau đó; Townshend và Robert Walpole sau đó được mời thành lập một Chính phủ mới. Từ thời điểm này, người giữ vị trí Đệ nhất Đại thần thường (thậm chí là không chính thức) giữ vị trí Thủ tướng. Mãi đến tận Kỷ nguyên Edward thì vị trí thủ tướng mới được luật pháp công nhận. Các thủ tướng sau đó vẫn giữ vị trí Đệ nhất Đại thần Ngân khố theo Đại hội Hiến pháp, với một số ngoại lệ là Lãnh chúa Chatham (1766–1768) và Lãnh chúa Salisbury (1885–1886, 1886–1892, 1895–1902).

Do sự phát triển từ từ của vị trí Thủ tướng, các "Thủ tướng" đầu tiên trên thực tế được các sử gia sau này "gán" danh vị "Thủ tướng" cho mà chưa bao giờ thực sự giữ vị trí này; điều thỉnh thoảng làm dấy lên những tranh cãi giữa các học giả. William Pulteney, Bá tước xứ Bath đệ nhất và James Waldegrave, Bá tước Waldegrave đệ nhị thỉnh thoảng được coi là Thủ tướng. Bath được mời thành lập một chính phủ bởi George II khi Henry Pelham từ chức vào năm 1746, tương tự với Waldegrave vào năm 1757 sau khi sự phế truất của William Pitt the Elder, người thống trị Chính phủ trong Chiến tranh Bảy Năm. Cả hai ông đều không thu hút đủ sự ủng hộ của Quốc hội để thành lập một Chính phủ thực sự; Bath từ chức chỉ sau 2 ngày và Waldegrave sau 4 ngày. Các sử gia hiện đại thống nhất coi cả hai người này chưa thực sự giữ vị trí Thủ tướng; vì thế nên họ được liệt kê riêng biệt.

Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2024, có 8 cựu Thủ tướng còn sống. Cựu Thủ tướng còn sống cao tuổi nhất là John Major và trẻ tuổi nhất là Rishi Sunak và cựu Thủ tướng qua đời gần đây nhất là Margaret Thatcher vào ngày 8 tháng 4 năm 2013 ở tuổi 87. Dưới đây là danh sách các cựu Thủ tướng còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng tương ứng