Chùa Hưng Yên Nổi Tiếng

Chùa Hưng Yên Nổi Tiếng

Nếu có cơ hội du lịch Hưng Yên mà không được thưởng thức những món đặc sản độc đáo này thì chuyến đi của bạn sẽ không thể nào trọn vẹn được.

Nếu có cơ hội du lịch Hưng Yên mà không được thưởng thức những món đặc sản độc đáo này thì chuyến đi của bạn sẽ không thể nào trọn vẹn được.

Bánh răng bừa, bánh tẻ Văn Giang

Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên, là sự kết hợp tinh tế từ những nguyên liệu đơn giản như thịt, mộc nhĩ, hành, đỗ xanh... mà vẫn gây ấn tượng sâu sắc cho thực khách. Bánh răng bừa Văn Giang trải qua nhiều công đoạn. Gạo tẻ ngon được ngâm vài tiếng, sau đó xay nhuyễn với nước vôi để tạo thành bột nước. Bột nước được đun dưới ngọn lửa liu riu, khuấy đều tay cho đến khi đạt độ chớm chín, tạo nên lớp bột mịn và không vón. Đây là công đoạn quyết định sự thành công của mẻ bánh, đòi hỏi sự khéo léo và sức mạnh của người làm bánh. Kết hợp giữa lớp bột dẻo thơm, nhân bánh béo ngậy và lá dong, bánh răng bừa Văn Giang trở thành một đặc sản nổi tiếng mà chỉ khi đến Văn Giang thực khách mới có thể trải nghiệm hết hương vị độc đáo của đồng quê.

Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời. Nơi đây còn được biết đến với các làng nghề truyền thống tạo dấu ấn trong lòng du khách. Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc trưng mang nét đẹp của vùng quê văn hiến.

Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là một điểm đến gắn với quần thể di tích làng Nôm. Đến với làng nghề đúc đồng, du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh tất bật, hối hả của những người thợ tại các lò đúc. Với bàn tay khéo léo, kỹ thuật điêu luyện và sự cần mẫn của họ đã tạo nên vô số sản phẩm đồng chất lượng, rất được ưa chuộng trên thị trường: bức tranh bằng đồng, đỉnh, hạc, chân nến, mâm bồng, tượng, lọ hoa,.... Tại đây, du khách được trải nghiệm những quy trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm đồng dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của người thợ có kinh nghiệm lâu năm.

Làng nghề mộc Hòa Phong thuộc thị xã Mỹ Hào, là một điểm đến mà du khách nên khám phá. Sản phẩm mộc Hoà Phong rất đa dạng với mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, tập trung ở các nhóm hàng salon Âu, Á, chạm khắc cây cảnh, con giống, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những sản phẩm chạm khắc gỗ độc đáo, sang trọng và tinh tế, chứng kiến sự khéo léo của những người thợ tài hoa và trải nghiệm những quy trình sản xuất ra một thành phẩm gỗ sinh động.

Làng nghề trồng hoa cây cảnh Văn Giang được xem là vựa hoa, cây cảnh lớn nhất miền Bắc, là địa điểm check in hấp dẫn đối với những bạn yêu thích thiên nhiên. Tại đây, du khách được thả hồn vào không gian sống trong lành, hòa mình với khung cảnh thơ mộng và chắc chắn sẽ rất thích thú trước hàng trăm loài hoa đang đua nhau khoe sắc, những hàng cây quất, cam, bưởi sai trĩu quả, những cây thế độc lạ, cuốn hút khách sành chơi. Đến với làng hoa cây cảnh Văn Giang - xứ sở của màu sắc và hương thơm, chắc chắn sẽ khiến bạn bình yên và thư thái hơn.

Với làng nghề hương xạ thôn Cao, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, dù đã trải qua nhiều năm làm nghề, nhưng người dân làng nghề vẫn lưu giữ được những bí quyết truyền thống để đảm bảo cho chất lượng hương ngày càng tốt, tạo nên những nén hương thơm đặc trưng. Vào mùa sản xuất hương, từ đường làng ngõ xóm được phủ bởi những “bó hoa” hương đầy màu sắc, hương thơm đặc trưng của những vị thuốc Bắc thoang thoảng trong gió giữa khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.

Làng nghề đan đó xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ không ồn ào, náo nhiệt như trung tâm phố thị mà làng nghề đan đó Thủ Sỹ khoác lên mình chiếc áo của một không gian thanh bình và bình dị như chính sản phẩm mà họ tạo ra. Đến với làng nghề đan đó, du khách sẽ bắt gặp những chiếc đó được kết thành từng chùm như những bông hoa, chất trên chiếc xe đạp thồ, hình ảnh các cụ già móm mém nhai trầu đang ngồi chẻ tre, đan lát trước sân. Bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện về nghề, được vót nan, đan đó, được bắt tôm, bắt cá để có thể cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp làng quê Bắc Bộ.

Mỗi làng nghề truyền thống ở Hưng Yên tựa như một bức tranh sinh động mang những tinh hoa văn hóa đặc sắc của vùng đất văn hiến. Không chỉ đơn thuần là nơi chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống mà các làng nghề còn là môi trường văn hóa lưu giữ và trao truyền những tinh hoa qua nhiều thế hệ. Các làng nghề truyền thống ở Hưng Yên sẽ là điểm dừng chân lý tưởng và tạo dấu ấn độc đáo trong lòng du khách.

Chùa Chợ Hến xã Hưng Yên Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV với tên gọi Phúc Sơn Tự, Đến giữa thế kỷ XVII, sau khi tướng công Đinh Bạt Tụy được 3 cha con ông Nguyễn Đăng Thụy  hiến kế lập công lớn, đánh tan đạo quân giặc ở phía Đông Truông Hến, đem lại bình yên cho Nhân dân. Tướng quân Đinh Bạt TỤy đã giúp dân khai hoang, lập làng, mở chợ Hến, tu sửa Phúc Sơn Tự và đổi thành Hiến Phúc Sơn tự. Năm 1963 Nhân dân xây dựng thêm Quang Thiện đàn trong khuôn viên chùa. Quần thể kiến trúc này được Nhân dân gọi là chùa CHợ Hến vì ở cạnh chợ Hến.

Chùa gồm các công trình kiến trúc: cổng chùa, tắc môn, thượng điện, hạ điện, ban thờ thập đại chúng sinh, nhà khách. Di tích chùa  Chợ Hến là nơi thờ Phật, Tam tòa Thánh mẫu và 3 vị nhân thần: ông Nguyễn Đăng Thụy và 2 con trai Nguyễn Đăng Đài và Nguyễn Đăng Các, những người có công trung hưng nhà Lê thế kỷ XVI.

Trải qua thời gian với nhiều lần trùng tu tôn tạo, chùa Chợ Hến vẫn giữ nguyên các hạng mục công trình, tài liệu, hiện vật có giá trị Lịch sử- Văn hóa và Nghệ thuật được lưu giữ tại chùa, như bia đá, sắc phong, câu đối, long ngai cùng nhiều tài liệu chữ Hán, đặc biệt kiệu long đình với những nét chạm khắc mềm mại, điêu luyện, các pho tượng gỗ được sơn son thiếp vàng.

Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử- văn hóa - khoa học và thẩm mỹ, di tích Chùa Chợ Hến đã được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1990.

Hàng năm, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Hưng Yên Bắc tổ chức các hoạt động lễ tế Phật và tổ chức các ngày giỗ của 3 vị nhân thần được tôn là Thành hoàng làng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Lễ hội Chùa chợ Hến năm  nay được tổ chức vào ngày 22/4 (3/3 âm lịch) với các hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc, tạo môi trường sinh hoạt văn hóa tâm linh lành  mạnh và không gian sinh hoạt văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như  thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao ở địa phương. /.