Công An Huyện Yên Mỹ Hưng Yên

Công An Huyện Yên Mỹ Hưng Yên

- Cơ quan Đảng, Nhà nước - Website Đảng Cộng sản Website chính phủ Báo CAND Báo Nhân Dân Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng Báo Thái Nguyên Báo Lạng Sơn Báo Hà Giang Báo Bắc Kạn Báo Bắc Giang Báo Tuyên Quang Báo Hà Nội Mới Báo Điện Biên Phủ Báo mới

- Cơ quan Đảng, Nhà nước - Website Đảng Cộng sản Website chính phủ Báo CAND Báo Nhân Dân Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng Báo Thái Nguyên Báo Lạng Sơn Báo Hà Giang Báo Bắc Kạn Báo Bắc Giang Báo Tuyên Quang Báo Hà Nội Mới Báo Điện Biên Phủ Báo mới

Danh sách những địa điểm du lịch ở huyện Yên Mỹ

Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên với bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống hiếu học, cùng những làng nghề lâu năm, đang vươn mình phát triển, khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn du khách và nhà đầu tư. Đến với Yên Mỹ, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian làng quê thanh bình, thơ mộng mà còn có cơ hội trải nghiệm văn hóa đặc sắc, thưởng thức ẩm thực độc đáo và khám phá những di tích lịch sử ấn tượng tại đây.

Giới thiệu khái quát huyện Yên Mỹ

Yên Mỹ nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thủ đô Hà nội 30 km, có quốc lộ 5A và quốc lộ 39 A với nhiều hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường Hà Nội – Hưng Yên; có danh giới với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh. Diện tích tự nhiên 91,09 km2, dân số với trên 13 vạn dân. Yên Mỹ có 17 đơn vị hành chính xã (16 xã và 1 thị trấn) gồm: xã Đồng Than, xã Giai Phạm, xã Hoàn Long, xã Liêu Xá, xã Minh Châu, xã Ngọc Long, xã Nghĩa Hiệp, xã Tân Lập, xã Tân Việt, xã Thanh Long, xã Lý Thường Kiệt, xã Trung Hưng, xã Trung Hoà, xã Việt Cường, xã Yên Hoà, xã Yên Phú và thị trấn Yên Mỹ.

Yên Mỹ có độ cao trung bình từ 3 – 4m, thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, theo hướng chung của tỉnh Hưng Yên. Địa hình này không cản trở đến việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong quá trình phát triển nông nghiệp.

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 – 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 – 1.700mm và tập trung vào các tháng 8, 9. Đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp; song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Yên Mỹ là địa danh có truyền thống lịch sử cách mạng và văn hiến, là quê hương của cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, của Trung tướng Nguyễn Bình – vị tướng tài ba trong chống Pháp, cũng là quê hương của nhà thơ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà hiền triết Đại Y Tôn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Vị trí địa lý: Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 Km, cách thủ đô Hà Nội 30 Km; huyện Yên Mỹ có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường Hà Nội – Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên. Với vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Mỹ có 89 dự án đầu tư, trong đó có 82 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động.

Huyện Yên Mỹ được tái lập từ 01/9/1999 có 17 đơn vị hành chính xã, thị trấn (gồm: 16 xã và 1 thị trấn): xã Đồng Than, xã Hoàn Long, xã Liêu Xá, xã Minh Châu, xã Ngọc Long, xã Nghĩa Hiệp, xã Tân Lập, xã Tân Việt, xã Thanh Long, xã Lý Thường Kiệt, xã Giai Phạm, xã Trung Hưng, xã Trung Hoà, xã Việt Cường, xã Yên Hoà, xã Yên Phú và Thị trấn Yên Mỹ.

Đặc điểm địa hình: Huyện Yên Mỹ có độ cao trung bình từ 3 – 4m, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, theo hướng chung của tỉnh Hưng Yên. Địa hình này không cản trở đến việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong quá trình phát triển nông nghiệp.

Khí hậu: Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ

trung bình từ 18 – 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 – 1.700mm

và tập trung vào các tháng 8, 9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Yên Mỹ có diện tích đất tự nhiên là 9.250,14 ha (92,50 km2), trong

đó đất nông nghiệp là 5.827,99 ha (chiếm 63% diện tích tự nhiên của huyện). Nhìn chung, đất đai của huyện cho phép phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng.

Cấp điện: Huyện Yên Mỹ được cấp điện từ mạng lưới quốc gia 35KV thuộc trạm Phố Cao. Ngoài ra, huyện còn được cấp lưới điện quốc gia 10 KV từ trạm Khoái Châu và trạm trung gian Hưng Long. Mạng điện quốc gia đã được kéo về tới 17/17 xã, thị trấn để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; hiện đang xây dựng trạm 10 KV tại thị trấn Yên Mỹ để chủ động trong việc cấp điện trên địa bàn huyện.

Giao thông: Toàn huyện có 655,01 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 30,78 Km; tỉnh lộ 37,6 Km; đường huyện 18,24 Km; đường xã quản lý 568,38 Km. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ phân bô đồng đều trên toàn lãnh thổ; trục Đông Tây có tuyến Quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng đang triển khai xây dựng; trục Bắc Nam có tuyến Quốc lộ 39A và đường liên tỉnh Hà nội – Hưng Yên là điều kiện thuận lợi để lưu thông trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Theo số liệu thống kế đến 31 tháng 12 năm 2010, dân số huyện Yên Mỹ có khoảng 137.135 người. Trong đó lao động trong độ tuổi là 67.928 người. Tỷ lệ lao động công nghiệp ngày một tăng nhờ phát triển công nghiệp.

Với vị trí địa lý thuận lợi, trong những năm qua Yên Mỹ phát triển kinh tế tương đối ổn định trên các mặt kinh tế – xã hội. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,03%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp – Công nghiệp xây dựng – Thương mại dịch vụ đạt 4,1% – 27,95% – 19,71%; thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/năm; thu nhập trên 1ha canh tác đạt 41,8 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt – Chăn nuôi thuỷ sản – Dịch vụ đạt 61,2% – 34,9% – 3,9%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 21,017 tỷ đồng.

Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20,16%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp – Công nghiệp xây dựng – Thương mại dịch vụ đạt 3,47% – 35,63% – 20,81%; thu nhập bình quân đầu người đạt 8,76 triệu đồng/năm; thu nhập trên 1ha canh tác đạt 43,17 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt – Chăn nuôi thuỷ sản – Dịch vụ đạt 57,7% – 38,2% – 4,1%; thu ngân sách trên địa bàn 22,583 tỷ đồng.

Từ những kết quả phát triển kinh tế qua 2 năm cho thấy, Yên Mỹ từng bước được phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân (2005-2010) đạt 19,93%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ: Nông nghiệp – Công nghiệp xây dựng – Thương mại dịch vụ đạt: 19,28% – 42,82% – 37,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa; tốc độ tăng trưởng bình quân (2005-2010) đạt 2,83%; cơ cấu trong nông nghiệp: Trồng trọt – Chăn nuôi thủy sản – Dịch vụ đạt: 42,7% – 55% –  2,3 %.

Hệ thống, quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục được củng cố phát triển; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn hàng năm đều tăng. Học sinh giỏi, giáo viên giỏi năm sau cao hơn năm trước; bình quân hàng năm số cháu 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt 86,5%; học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đạt trên 28%; có 18 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia tăng 10 trường so với năm 2005. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư; tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng: Mầm non đạt trên 54%; tiểu học đạt trên 76%; THCS đạt trên 80%; THPT đạt 90%. Trung tâm giáo dục thường xuyên được mở rộng và nâng cấp; thành lập mới Trường THPT Minh Châu.

Các hoạt động văn hoá, thể thao có nhiều chuyển biến; toàn huyện có 74/85 làng văn hoá, đạt 87%; 90% gia đình, cơ quan, đơn vị văn hóa; có 10 xã đạt 100% số làng văn hoá. 100% số làng có điểm sinh hoạt văn hóa. Số người tập luyện TDTT thường xuyên chiếm trên 23% dân số; toàn huyện có trên 12% hộ đạt chuẩn gia đình thể thao; 65 câu lạc bộ TDTT và 45 sân thể thao thường xuyên hoạt động.100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ khám và điều trị; có 11/17 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế, chiếm gần 65%; tỷ lệ phát triển dân số 0,95%, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, các quyền trẻ em được đảm bảo; tỷ lệ hộ nghèo còn 3%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi (từ 18 – 30) qua đào tạo đạt trên 30%;hàng năm tạo việc làm mới cho từ 2.000 – 2.500 lao động.

Giới thiệu về lịch sử huyện Yên Mỹ

Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890. Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.

Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh.

Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn. Kinh tế của Yên Mỹ có bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với sự ưu đãi của tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư. Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần 100 dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Danh nhân nổi tiếng huyện Yên Mỹ

Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh.