Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
05h00: Quý khách trả phòng khách sạn, ăn sáng và lên xe đi Bản Phùng.
07h00: Tới Bản Phùng, Quý khách thăm quan và chụp hình ruộng bậc thang bản Phùng với những đường con mềm mại làm xiêu lòng những người đi săn ảnh và Những mái nhà điểm xuyết giữa các tầng lớp ruộng pha đủ sắc màu, tạo thành bức tranh yên ả, thanh bình.
11h00: Đến thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần) ăn trưa.
12h00: Tiếp tục lên xe đi Chinh phục Đèo Gió tại Xín Mần với quang cảnh hùng vỹ và thăm Thác Tiên quanh năm nước đổ ầm ầm. Quý khách bách bộ trên con đường mòn nhỏ dẫn xuống thác mà cứ ngỡ chính mình là diễn viên đang hóa thân trong bộ phim “thập diện mai phục” với bốn bề rừng trúc vây quanh.
18h00: Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình Tour Du lịch Mù Cang Chải 2 Ngay 1 Đêm. Hẹn gặp lại Quý khách.
– Xe ô tô du lịch máy lạnh đưa đón theo chương trình. – Hướng dẫn viên phục vụ đoàn theo chương trình. – 01 đêm ngủ nhà sàn/ khách sạn tại thị trấn Vinh Quang, 02 người / phòng (lẻ ghép ngủ 3). – 03 bữa ăn chính, mức ăn 120.000đ/suất, 01 bữa sáng mức ăn 30.000đ/suất. – Vé thắng cảnh vào cửa 1 lần tại các điểm thăm quan. – Nước uống phục vụ trên xe, 01 chai/người/ngày.
– Hóa đơn thuế GTGT. – Chi phí phòng đơn, đồ uống trong các bữa ăn. – Chi phí cá nhân, phí tham quan ngoài chương trình. – Bảo hiểm du lịch do tính chất tour ghép đoàn. – Tiền típ cho lái xe và hướng dẫn.
– Trẻ em từ 01-04 tuổi miễn phí (bố mẹ tự lo mọi chi phí cho trẻ, không chiếm chỗ trên xe). Hai người lớn chỉ được kém theo 01 trẻ miễn phí. Từ trẻ thứ 2 sẽ thu 75% giá tour. – Trẻ em từ 05-09 tuổi tính 75% giá tour (ăn suất riêng, chỗ ngồi trên xe riêng nhưng phải ngủ chung giường với bố mẹ). Chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu như gia đình có mang theo nhiều trẻ em và yêu cầu thêm giường vì cảm thấy chật chội. – Trẻ em từ 10 tuổi trở lên tính như người lớn.
– Quý khách phải mang theo: giấy tờ tùy thân hợp pháp (CMTND hoặc Passport). – Quý khách là người ăn chay vui lòng mang thêm đồ ăn chay theo để đảm bảo khẩu vị của mình. – Bất cứ dịch vụ nào trong tour nếu Quý khách không sử dụng cũng không được hoàn lại. – Hướng dẫn viên có quyền sắp xếp lại thứ tự các điểm thăm quan cho phù hợp điều kiện từng ngày khởi hành cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tất cả các điểm thăm quan trong chương trình.
06h00: Xe và Hướng dẫn viên du lịch Yên Bái đón Quý tại Nhà hát lớn Hà Nội bắt đầu cho hành hành trình tìm kiếm những những bức hình tuyệt đẹp của những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Trên đường đi, Quý khách dừng chân nghỉ ngơi chụp hình với những đồi chè Thanh Sơn xanh mướt.
11h00: Đến thị trấn Sơn Thịnh ăn trưa. Sau bữa trưa, Đoàn du lịch Yên Bái tiếp tục lên xe đi Tú Lệ. Trên đường Quý khách ngồi trên xe ô tô ngắm nhìn cánh đồng Mường Lò trải dài dọc hai bên đường đi.
14h00: Dừng chân tại Tú Lệ – mảnh đất nổi tiếng với gạo nếp mềm dẻo, thơm ngon và người con gái Thái mang vẻ đẹp quyến rũ đã lấy đi không biết bao nhiêu tâm hồn của các chàng trai. Hướng dẫn viên đưa Quý khách thăm quan và mua đồ, đặc biệt là món cốm xanh Tú Lệ mềm dẻo thơm ngon tại khu vực chợ Tú Lệ. Chụp hình với biểu tượng của huyện Mù Cang Chải.
15h00: Tiếp tục chinh phục đèo Khau Phạ – một trong tứ đại đèo của miền Bắc.
16h00: Dừng chân trên đỉnh đèo Khau Phạ với độ cao khoảng 2100m. Đèo Khau Phạ theo tiếng của người dân địa phương có nghĩa là Sừng Trời nơi giao hòa giữa trời và đất. Đứng trên đỉnh đèo ngắm toàn bộ khu vực thung lũng Khau Phạ, xa xa là các bản Lìm Thái, Lìm Mông. Tại đây, Quý khách còn có cơ hội ngắm nhìn các vận động viên chuyên nghiệp nhảy dù với tên gọi “bay trên mùa vàng” vào dịp tháng 9 hàng năm.
17h30: Xe đưa Quý khách di chuyển về thị trấn Mù Cang Chải để nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi.
19h00: Ăn tối. Buổi tối Quý khách tự do vui chơi. Nghỉ đêm tại Mù Cang Chải.
Ngày 01: HÀ NỘI - MÙ CANG CHẢI (Ăn trưa, tối)
06h00: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Mù Cang Chải - Yên Bái theo đường Thanh Sơn - Thu Cúc. Trên đường đi Quý khách dừng chân chụp ảnh tại đồi chè Thanh Sơn - Phú Thọ.
11h30: Quý khách đến Nghĩa Lộ là một thị xã thuộc tỉnh Yên Bái, nổi tiếng với gạo Mường Lò, xôi ngũ sắc của người Thái...Tại đây, quý khách sẽ nghỉ ngơi ăn trưa, tìm hiểu văn hóa ẩm thực địa phương.
Chiều: Sau bữa trưa đoàn tiếp tục khởi hành đi Mù Cang Chải. Trên đường đi Mù Cang Chải đoàn dừng chân tham quan các điểm nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín như.
15h00: Quý khách dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp ảnh tại đèo Khau Phạ - đèo dài nhất trên quốc lộ 32 với độ dài trên 32km và độ cao là 2100m được mệnh danh là một trong “tứ đại đèo”. Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Vào độ lúa chín tại đỉnh đèo diễn ra cuộc thi dù lượn quốc tế. Sau đó tiếp tục cuộc hành trình chinh phục Mù Cang Chải.
17h30: Đến thị trấn Mù Cang chải. Quý khách nhận phòng Homestay tại bản Thái nghỉ ngơi.
Tối: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng, thưởng thức đặc sản Tây Bắc, sau đó tự do tham quan thì trấn Mù Cang Chải về đêm. Nghỉ đêm tại Mù Cang Chải.
Ngày 02: MÙ CANG CHẢI - BAY DÙ LƯỢN - TÚ LỆ (Ăn: sáng, trưa, tối)
Sáng: Quý khách thức dậy sớm đón ánh bình minh tuyệt đẹp và hít thở không khí trong lành của núi rừng, sau đó dùng bữa sáng tại nhà sàn. Sau bữa sáng, Quý khách làm thủ tục trả phòng và khởi hành đến điểm nhảy dù tại :
Trưa: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng ở bãi cất cánh. 16h00: Đoàn khởi hành về Tú Lệ, nhận nhà sàn. Đoàn khám phá :
Tối: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng, thưởng thức đặc sản Tây Bắc, sau đó tự do tham quan Tú Lệ về đêm hoặc đăng ký tham gia giao lưu đốt lửa trại, thưởng thức văn nghệ với những điệu múa xòe độc đáo của người Thái, và tham gia chương trình Game show đêm lửa trại (Chí phí tự túc). Nghỉ đêm tại Tú Lệ.
Ngày 03 : TÚ LỆ - NGHĨA LỘ - SUỐI GIÀNG - HÀ NỘI (Ăn: sáng, trưa)
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại nhà sàn và làm thủ tục trả phòng. Xe đưa đoàn khởi hành thăm khu du lịch sinh thái suối Giàng - quê hương thủy tổ của loài chè với những cây chè có hàng trăm năm tuổi, thưởng thức chè Shan Tuyết ở Suối Giàng và mua về làm quà. Tự do chụp hình tại các đồi chè thơ mộng.
Trưa: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng, sau đó khởi hành về Hà Nội. Trên đường đoàn dừng chân ở Ba vì để quý khách nghỉ ngơi, thưởng thức và mua những đặc sản Sữa Ba Vì.
19h00: Đoàn về đến Hà Nội. Kết thúc chương trình du lịch. HDV chào và tạm biệt quý khách hẹn gặp lại quý khách vào những chương trình tour tiếp theo!
GIÁ TRỌN GÓI CHO 01 KHÁCH : 4.990.000 VNĐ
(Áp dụng cho khách lẻ ghép đoàn, khởi hành thứ 6 hàng tuần )
05 bữa chính *130.000đ/ suất, 02 bữa sáng*40.000đ/suất.
GHI CHÚ : Chương trình có thể thay đổi thứ tự thăm quan hoặc sắp xếp lại lịch trình, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các điểm thăm quan có trong chương trình.
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ CHUYẾN ĐI VUI VẺ VÀ THÚ VỊ!
Để xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia;
Để tăng cường quản lý Nhà nước về Bộ đội biên phòng;
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật;
Pháp lệnh này quy định về Bộ đội biên phòng,
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, là nghĩa vụ của toàn dân.
Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.
Bộ đội Biên phong đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là đảng uỷ quân sự Trung ương, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng.
Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Bộ đội biên phòng hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo các điều ước Quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ký kết tham gia.
Cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và góp phần xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh.
CHƯƠNG II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới Quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủ trì phối hợp các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên khu vực biên giới đất liền, các hải đảo, vùng biển mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; kiểm soát việc xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và qua các đường qua lại biên giới
Ở tất cả các cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, dường hàng không) đều có lực lượng của Bộ nội vụ, lực lượng của Bộ quốc phòng (Bộ đội biên phòng) để làm nhiệm vụ theo chức năng của mỗi lực lượng.
Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Pháp lệnh này được công bố, Chính phủ căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật ban hành văn bản quy định cụ thể sự phân công trách nhiệm và phối hợp hiệp đồng giữa lực lượng Bộ đội biên phòng thuộc Bộ quốc phòng và lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ nội vụ trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất, nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế.
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, các bọn phản cách mạng, gián điệp, thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích, các tội phạm khác xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển.
Bộ đội biên phòng phối hợp với các đơn vị khác của các lục lượng vũ trang nhân dân và dựa vào nhân dân xây dượng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới vững mạnh; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống gây xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược.
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ trực tiếp và phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang nhân dân, các ngành chức năng của Nhà nước đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý, văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển theo quy định của pháp luật.
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở khu vựck biên giới.
Bộ đội biên phòng được bố trí lực lượng và cơ động trong khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu; được trang bị và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ an ninh, các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ và xây dựng các công trình bảo vệ biên giới quốc gia theo yêu cầu nhiệm vụ.
Bộ đội biên phòng tiến hành hoạt động điều tra tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp chiến đấu truy, truy lùng, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, ngăn chặn hành vi phạm tội, cấp cứu người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng được sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể cả người điều khiển phương tiện của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân; trừ phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt nam. Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu người điều khiển phương tiện được huy động bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ thì bản thân gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, nếu phương tiện bị hư hỏng hoặc bị mất thì cơ quan, đơn vị sử dụng phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Để đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền, theo quyền hạn do Chính phủ quy định, người chỉ huy Bộ đội biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động cũng như việc qua lại biên giới ở những khu vực nhất định, trừ trường hợp luật có quy định khác và phải báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định đó.
Trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Bộ đội biên phòng có quyền:
1- Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy sâu vào nội địa;
2- Truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Bộ đội biên phòng được quan hệ, phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương nước tiếp giáp theo quy định của Chính phủ để thi hành các điều ước Quốc tế về biên giới, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị; đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung biên giới và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hào Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài trường hợp trực tiếp chiến đấu bảo vệ biên giới, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng khi đang thi hành nhiệm vụ được nổ súng trong các trường hợp sau:
1- Để bắt giữ người có hành vi phạm tội mà chạy chốn;
2- Để bắt giữ người có hành vi phạm tội đang bị dẫn giải, bị giữ, bị giam mà chạy trốn;
3- Để bảo vệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng và công dân bị người khác dùng vũ khí và các hung khí khác uy hiếp trực tiếp đến tính mạng.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng chỉ được nổ súng trực tiếp vào đối tượng sau khi đã bắn cảnh cáo hoặc đã sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm ngăn chặn nhưng không có kết quả, trong trường hợp có người bị thương thì phải tổ chức cấp cứu, nếu có người chết thì phải cùng với chính quyền địa phương lập biên bản.
CHƯƠNG III TỔ CHỨC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Tổ chức của Bộ đội biên phòng do Chính phủ quy định.
Biên chế, trang bị, tổ chức, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị Bộ đội biên phòng do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.
Bộ đội biên phòng gồm có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức Quốc phòng.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, phong, thăng, giáng và tước cấp bậc, quân hàm Bộ đội biên phòng được thực hiện như sau:
1- Đối với sĩ quan thực hiện theo Luật về sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam;
2- Đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự;
3- Đối với công nhân, viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chế độ phục vụ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng thực hiện theo các văn bản pháp luật quy định đối với Quân đội Nhân dân Việt nam và các văn bản pháp luật liên quan.
Quân kỳ quyết thắng, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, băng, biển công tác; trang phục, giấy chứng minh của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng do Chính phủ quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
CHƯƠNG IV QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Nội dung quản lý Nhà nước đối với Bộ đội biên phòng gồm:
1- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về công tác biên phòng và Bộ đội biên phòng;
2- Quy định hệ thống tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy Bộ đội biên phòng;
3- Quy định và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Bộ đội biên phòng;
4- Quyết định ngân sách hoạt động công tác hoạt động biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng;
5- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về Bộ đội biên phòng;
6- Sơ kết, tổng kết công tác biên phòng và xây dựng nền biên phòng toàn dân.
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Bộ đội biên phòng.
2- Bộ quốc phòng giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng.
1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng Bộ đội biên phòng, kết hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế nhằm xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.
2- Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ quốc phòng và Bộ nội vụ về việc thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn dược Chính phủ phân cấp, có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới, các ngành, các cơ quan cấp mình thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động của Bộ đội biên phòng và góp phần xây dựng Bộ đội biên phòng.
Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội có trách nhiệm giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên và toàn dân tham gia cùng Bộ đội biên phòng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động và xây dựng Bộ đội biên phòng theo quy định của Pháp lệnh này.
CHƯƠNG V CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Chế dộ, chính sách dối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức Quốc phòng trong Bộ đội biên phòng thực hiện theo các văn bản pháp luật quy định đối với Quân đội Nhân dân Việt nam và các văn bản pháp luật liên quan
Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất công tác và địa bàn hoạt động của Bộ đội biên phòng như sau:
1- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ phục vụ ở các đồn, trạm biên phòng và đơn vị cơ động;
2- Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo;
3- Phụ cấp cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo;
4- Chế độ, chính sách thương binh, bệnh binh, liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trực tiếp bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi đăc biệt khó khăn;
5- Chế độ, chính sách khen thưởng đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng hoạt động bảo vệ biên giới, hải đảo lâu năm;
6- Tuyển chọn con em dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo để đào tạo, phục vụ trong Bộ đội biên phòng;
7- Chế độ, chính sách đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo và chính sách hậu phương đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng;
Chính phủ quy định chi tiết chế độ, chính sách đối với Bộ đội biên phòng.
CHƯƠNG VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức Quốc phòng trong Bộ đội biên phòng có thành tích trong công tác, chiến đấu được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước và của Quân đội Nhân dân Việt nam.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng vi phạm kỷ luật thì bị sử lý theo điều lệnh kỷ luật của Quân đội, nếu vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người có thành tích trong việc bảo vệ biên giới, giúp đỡ Bộ đội biên phòng dược khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ biên giới, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.