Pháp chế doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự hợp pháp, công bằng và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như các bên có liên quan. Có rất nhiều bạn trẻ học luật và mong muốn trở thành một nhân viên pháp chế để được công hiến cho doanh nghiệp. Vậy, lợi ích khi làm pháp chế là gì? Để trả lời câu hỏi này và tìm hiểu về nghề pháp chế. Học viện đào tạo pháp chế ICA kính mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.
Pháp chế doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự hợp pháp, công bằng và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như các bên có liên quan. Có rất nhiều bạn trẻ học luật và mong muốn trở thành một nhân viên pháp chế để được công hiến cho doanh nghiệp. Vậy, lợi ích khi làm pháp chế là gì? Để trả lời câu hỏi này và tìm hiểu về nghề pháp chế. Học viện đào tạo pháp chế ICA kính mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.
– Theo dõi, nghiên cứu, cập nhật kịp thời các kiến thức mới nhất về pháp luật, như các thay đổi về Luật, nghị định, thông tư,… có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty cho Ban lãnh đạo, cấp quản lý và các bộ phận/ phòng ban liên quan.
– Tham gia xây dựng các chính sách, quy chế, quy định, quy trình để quản lý, hướng dẫn công tác pháp chế của toàn hệ thống.
– Thực hiện tư vấn pháp luật/hỗ trợ pháp lý hướng dẫn các phòng ban thực hiện các thủ tục, công việc theo đúng pháp luật quy định.
– Đại diện Công ty thực hiện các thủ tục pháp lý, tham gia giải quyết những tranh chấp bên trong và ngoài nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Công ty.
– Tham mưu, phân tích, cảnh báo những rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty. Tham gia theo dõi, kiểm soát xử lý rủi ro.
– Phối hợp với các bộ phận phòng ban trong Công ty thiết kế hệ thống quy trình kinh doanh/nghiệp vụ/ hệ thống quản lý mảng văn bản pháp chế phụ trách.
– Lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động của pháp chế của Công ty.
Mỗi công việc, mỗi ngành nghề khác nhau đều sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau đối với người đảm nhận công việc đó. Một số yêu cầu đối với người làm pháp chế doanh nghiệp đó là:
Thứ nhất, phải có trình độ tối thiểu là cử nhân luật, có thể là người tốt nghiệp hệ chính quy hoặc người đã đi làm và học cử nhân luật thông qua các hệ đào tạo văn bằng hai, hệ vừa học vừa làm.
Thứ hai, để thực hiện thuận lợi công việc pháp chế, xét về kiến thức pháp luật, thì người làm công việc pháp chế cần phải là người nắm được các kiến thức cơ bản của pháp luật, nhất là các kiến thức pháp luật chuyên sâu về doanh nghiệp, chứng khoán, thương mại, hợp đồng, lao động, thuế, giao dịch bảo đảm, sở hữu trí tuệ, tố tụng dân sự, pháp luật về Trọng tài thương mại… Kiến thức pháp luật này có thể được tích lũy thông qua việc học các môn luật, nghiên cứu văn bản luật thực định, hệ thống các văn bản luật, tham gia nghiên cứu khoa học, đọc các loại sách chuyên khảo. Vì vậy, đa phần cử nhân ngành luật đã tích lũy được một lượng kiến thức pháp luật tương đối đầy đủ trước khi ra trường, là đối tượng phù hợp nhất để tuyển dụng, bố trí làm pháp chế tại doanh nghiệp.
Thứ ba, có tư duy pháp lý, biết vận dụng các quy định pháp luật trong giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp;
Thứ tư, biết soạn thảo, review văn bản, hợp đồng thông dụng;
Thứ năm, có kỹ năng đàm phán, thương lượng, làm việc với các cơ quan nhà nước;
Thứ sáu, có kỹ năng tổ chức công việc và lập kế hoạch tốt,
Bên cạnh đó, người làm chuyên viên pháp chế phải có tư cách đạo đức tốt, ứng xử chuyên nghiệp với khách hàng, đối tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chăm chỉ, trung thực…
Pháp chế là một nghề liên quan đến pháp luật nên nhiều bạn sinh viên lựa chọn công việc pháp chế là công việc mơ ước của các bạn sau khi ra trường. Lợi ích khi làm pháp chế doanh nghiệp đó là:
– Được tiếp cận pháp luật một cách trực tiếp, bạn giải quyết các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, bạn được áp dụng luật để giải quyết vấn đề thực tiễn;
– Có cơ hội thăng tiến trong công việc. Pháp chế doanh nghiệp có rất nhiều vị trí để bạn thăng tiến, khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn là nhân viên pháp chế nhưng khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm và được công ty tin cậy thì bạn có thể trở thành giám đốc pháp chế, người lãnh đạo trong công ty,…Từ đó, con đường tương lai của bạn rộng mở, tiền đồ tươi sáng.
– Môi trường làm việc tại các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng từ những người đồng nghiệp có thể là những người nước ngoài, người có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc.
– Pháp chế cũng làm những công việc như một luật sư. Khi bạn làm cho một doanh nghiệp càng lớn thì công việc này càng nhiều. Bởi doanh nghiệp lớn thì các hợp đồng mua bán, giao dịch nhiều, khả năng xảy ra tranh chấp, kiện tụng càng cao. Chính vì vậy những công việc của một Luật sư như nghiên cứu hồ sơ, soạn đơn khởi kiện, lên phương án bảo vệ quyền lợi… Pháp chế thường được tiếp cận và động tay vào làm trực tiếp. Chính vì vậy, với vị trí pháp chế nếu bạn trang bị cho minh kỹ năng, kiến thức và thẻ hành nghề Luật sư thì vô cùng lợi thế cho chính bạn cũng như lợi thế cho công ty bạn làm.
– Làm pháp chế không chỉ dừng lại ở việc review hợp đồng, soạn hợp đồng, tranh tụng tại tòa… mà nhiều nơi công ty còn phân công cho pháp chế kiêm luôn những công việc đối ngoại như đi giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với các cơ quan nhà nước để thuận tiện trong công việc. Từ đó, bạn nâng cao được các môi quan hệ, kinh nghiệm và học hỏi được nhiều điều hơn.
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Lợi ích khi làm pháp chế”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
– Thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Pháp chế đảm bảo quá trình hoạt động của Công ty không trái với quy định của pháp luật đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Công ty.– Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến các hồ sơ thủ tục của Công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo.– Thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ bảo hộ sở hữu trí tuệ của Công ty– Có kinh nghiệm về tố tụng, khả năng thẩm định hợp đồng và tư vấn vụ việc liên quan đến hoạt động công ty– Tư vấn, hỗ trợ các phòng ban thực hiện các công việc tuân thủ quy định của pháp luật để đảm bảo tính pháp lý, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của Công ty;– Tham gia trực tiếp tố tụng tại tòa án với tư cách là đại diện theo ủy quyền trong các vụ tranh chấp về kinh doanh thương mại, dân sự và lao động.– Thực hiên các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp và theo quy định, chương trình đào tạo của công ty.
Dịch vụ pháp chế thuê ngoài là dịch vụ được các công ty/văn phòng luật cung cấp dựa trên các gói dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực pháp lý.
Khi lên kế hoạch du lịch Pháp, việc xin visa là một trong những bước quan trọng và không thể bỏ qua. Hồ sơ và thủ tục xin visa Pháp có thể gây nhiều băn khoăn và lo lắng cho du khách. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị chu đáo và tuân thủ đúng quy định, việc xin visa Pháp có thể trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những gì cần có trong hồ sơ xin visa du lịch Pháp, các bước thủ tục cần thực hiện, cũng như mức độ khó khăn của quá trình này. Từ đó, các bạn có thể nắm rõ hơn các yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ một cách hiệu quả nhất nhé.
1. Đơn xin visa (khai đầy đủ thông tin):
- Đơn xin visa là yêu cầu chính thức để xin cấp visa. Cần đảm bảo điền đầy đủ và chính xác tất cả thông tin được yêu cầu trong đơn.
2. Hộ chiếu còn hạn sử dụng ít nhất 3 tháng:
- Hộ chiếu phải còn hạn sử dụng ít nhất 3 tháng kể từ ngày dự kiến nhập cảnh vào quốc gia đích. Điều này để đảm bảo bạn có thời gian hợp lý để hoàn tất chuyến đi.
3. Ảnh chân dung 4x6 cm (2 ảnh):
- Cần cung cấp 2 ảnh chân dung kích thước 4x6 cm. Ảnh phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, cách chụp và kiểu ảnh theo quy định của cơ quan cấp visa.
4. Bằng chứng tài chính (sao kê ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập, v.v.):
- Bạn cần cung cấp các tài liệu chứng minh bạn có đủ khả năng tài chính để trang trải cho chuyến đi, chẳng hạn như sao kê tài khoản ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập, v.v.
5. Bản sao vé máy bay khứ hồi hoặc lịch trình chuyến đi:
- Bạn cần cung cấp bản sao vé máy bay khứ hồi hoặc lịch trình chi tiết về chuyến đi, bao gồm ngày đi và ngày về.
- Bạn phải mua bảo hiểm du lịch quốc tế để đảm bảo được bảo vệ trong suốt chuyến đi.
- Ngoài các giấy tờ bắt buộc, bạn có thể cần cung cấp thêm các tài liệu khác tùy theo yêu cầu cụ thể của cơ quan cấp visa, chẳng hạn như giấy mời, giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi, v.v.
Vui lòng kiểm tra kỹ các yêu cầu cụ thể của cơ quan cấp visa để đảm bảo bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
Quy trình xin visa Pháp như sau:
1. Nộp hồ sơ tại Trung tâm Nộp Hồ sơ Visa Pháp (VFS Global):
- Đây là địa điểm nhận và xử lý hồ sơ xin visa Pháp. Người nộp hồ sơ sẽ đến trung tâm này để nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
2. Chờ kết quả (khoảng 10-15 ngày làm việc):
- Sau khi nộp hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Pháp để xem xét và ra quyết định cấp visa.
- Thời gian xử lý hồ sơ thông thường là khoảng 10-15 ngày làm việc.
3. Nhận kết quả tại Trung tâm Nộp Hồ sơ Visa Pháp (VFS Global):
- Khi hồ sơ được xử lý xong, kết quả sẽ được gửi trở lại Trung tâm Nộp Hồ sơ Visa Pháp.
- Người nộp hồ sơ sẽ trở lại trung tâm này để nhận lại hộ chiếu cùng với quyết định cấp/từ chối visa.