Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Có Những Ngành Luật Nào

Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Có Những Ngành Luật Nào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC CHÂU MỸ LATIN

4.1. Sự hình thành pháp luật các nước Châu Mỹ La Tinh:

Cùng với sự xâm chiếm lãnh thổ khu vực Châu Mỹ La Tinh làm thuộc địa của các nước châu Âu đã làm hình thành ở khu vực này nền pháp luật chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Rôman – Giéc manh. Việc pháp điển hóa được tiến hành từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX đã tạo diều kiện cho sự bành trướng pháp luật của các Bộ luật các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha và Đức.

Pháp luật của các nước trong khu vực này có sự tương đồng lớn trong các chế định pháp luật, có điều này là do sự tương đồng về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Số phận chung của các quốc gia thuộc địa đã làm cho pháp luật của các nước này ảnh hưởng sâu sắc các nguyên tắc của Luật La mã. Sự gần gũi giữa pháp luật Châu Mỹ La Tinh với hệ thống pháp luật Rô man- Giéc manh được thể hiện trước hết ở chỗ pháp luật Châu Mỹ La Tinh có cơ sở dựa trên những quy định pháp luật được thể hiện dưới hình thức pháp điển hóa. Mặt khác, hầu hết các bộ luật đều được xây dựng dựa trên mô hình các bộ luật Châu Âu. Điều này đã dẫn đến những điểm chung trong pháp luật của các quốc gia này như: cấu trúc bên trong của pháp luật là giống nhau, các quy phạm pháp luật mang tính khái quát, trừu tượng.

Việc pháp điển hóa pháp luật được diễn ra sau thời điểm giành được độc lập ở các quốc gia Châu Mỹ La Tinh đã làm cơ sở cho sự hình thành hệ thống pháp luật quốc gia. Hoạt động pháp điển hóa pháp luật tại các quốc gia trong khu vực một mặt phản ánh sự thỏa hiệp của các yếu tố pháp luật trước khi trở thành thuộc địa. Mặt khác, nó là đòn bẩy, tạo điều kiện cho việc củng cố và phát triển các quan hệ mới ở Châu Mỹ La Tinh.

Do sự tiếp nhận chính mô hình pháp điển hóa Châu Âu, pháp luật các quốc gia Châu Mỹ La Tinh mang dấu ấn của pháp luật các nước đi chinh phục, nhất là dấu ấn pháp luật các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (đặc biệt là sự ảnh hưởng từ Bộ luật Dân sự Napoleon).

4.2. Việc pháp điển hóa và các nguồn của pháp luật Châu Mỹ La Tinh

Sau khi giành được độc lập, các nước Châu mỹ La Tinh đã tiến hành hoạt động pháp điển hóa pháp luật, kết quả của hoạt động này là sự ra đời của một loạt các văn bản quy phạm pháp luật: Bộ luật dân sự Chi Lê (1855). Bộ luật là sự kết hợp thành công các nguồn pháp luật nước Pháp và các truyền thống của pháp luật La Mã, một số phạm trù của pháp luật Tây Ban Nha. Bộ luật dân sự Chi Lê đã trở thành khuôn mẫu cho các Bộ luật Dân sự Êcuađo (1860), Côlômbia (1873) và một số quốc gia Trung Mỹ (Vênêzuêla, 1862, Uragoay, 1868).

Sang thế kỷ XX sự ảnh hưởng của pháp luật nước Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại có xu hướng giảm mạnh. Các nhà lập pháp Châu Mỹ La Tinh hướng tới các nguồn khác, đặc biệt là hướng tới pháp luật của Italia, Đức, Thụy Sỹ và trong một chừng mực nhất định có hướng tới pháp luật Anh – Mỹ (nhất là trong lĩnh vực sở hữu bí mật). Điều này được thể hiện trong Bộ luật dân sự Braxin (1916). Bộ luật này là sự kế thừa các bộ luật của các nước Pháp, Bồ đào Nha, Italia, Đức, Thụy Sỹ. Đặc biệt ở phần chung nó chịu sự ảnh hưởng của Bộ luật dân sự  Đức.

– Do ảnh hưởng pháp luật Rô man – Giéc minh vì thế các đạo luật do nghị viện ban hành là nguồn chủ yếu trong pháp luật.

– Ngoài ra, trong pháp luật các nước Châu Mỹ La Tinh, các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành có vị trí đáng kể. Có điều này là do ở các quốc gia này Nhà nước được tổ chức theo chính thể Cộng hòa Tổng Thống vì vậy, vị trí của Tổng Thống là đặc biệt quan trọng. Thứ nữa là do ở các nước này ít nhiều đều có sự cai trị lâu dài của giới quân sự.

– Tập quán pháp: nguồn này ở mỗi quốc gia sử dụng hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn ở Áchentina tập quán đóng vai trò quan trọng, trong khi tại Uragoay, vị trí của tập quán lại không đáng kể.

Mặc dù ở các nước Châu Mỹ La Tinh, hệ thống cơ quan xét xử được tổ chức theo mô hình Tòa án Hợp chủng Quốc Hoa kỳ song điều đặc biệt ở các quốc gia này thực tiễn xét xử không được coi là nguồn của luật.

4.3. Đặc điểm của pháp luật các nước Châu Mỹ La Tinh

– Pháp luật các quốc gia Châu Mỹ La Tinh có thể được nhóm thành hai nhóm:

Nhóm 1: là pháp luật của các quốc gia về mặt thực tế tiếp nhận toàn bộ Bộ luật Dân sự Pháp và việc này chỉ hạn chế bởi kỹ thuật dịch thuật (Haiti (1825), Bôlôvia (1830, 1975), Đôminicân (1845, 1884), Mêxicô (1870/1884, 1928/ 1932).

Nhóm 2: bao gồm pháp luật các quốc gia mà ở đó có sự kết hợp nguồn của Bộ luật dân sự Pháp và các yếu tố khác như Bộ luật Dân sự Chi Lê, Bộ luật Dân sự Achentina.

– Trong lĩnh vực luật công, lĩnh vực Luật hiến pháp, pháp luật các quốc gia Châu Mỹ La Tinh chịu ảnh hưởng của mô hình Hiến pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và vì vậy điều này đã mang lại tính nhị nguyên cho pháp luật các quốc gia này. Các quốc gia này đã tiếp thu chế định giám sát của Tòa án đối với tính hợp pháp của các đạo luật, những chế định này được bổ sung bằng việc sử dụng các thủ tục mà mô hình giám sát Hiến pháp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã không biết tới, đó là thủ tục AMPARO.

– Châu Mỹ La Tinh có bốn quốc gia liên bang: Achentina, Braxin, Vênêzuêla, Mêxicô. Ở các quốc gia này về thẩm quyền chủ yếu thuộc về Nhà nước liên bang.

– Hiện nay, mô hình chính trị – pháp lý của cá quốc gia Châu Mỹ La Tinh đã giảm bớt tính thụ động, xu hướng hình thành và phát triển các chế định pháp lý Nhà nước và các chế định xã hội có nguồn gốc địa phương, dân tộc đang được tăng cường.

– Sự ảnh hưởng của pháp luật khu vực và sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nước Châu Mỹ La Tinh đang được tăng cường. Hiện tại, các quốc gia trong khu vực đang nỗ lực cho việc hình thành Cộng đồng các dân tộc Châu Mỹ La Tinh.

5.1. Sự hình thành hệ thống pháp luật Nhật Bản, Phương Tây hóa pháp luật Nhật Bản

Trước Cách mạng Minh Trị (1868), nước Nhật với chính sách “Bế quan – tỏa cảng” chủ yếu chỉ tiếp thu pháp luật Trung Quốc. Sau cách mạng Minh Trị, Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, việc phát triển tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hiện đại, đáp ứng nhu cầu này, pháp luật Nhật Bản đã nhanh chóng tiếp thu các yếu tố của pháp luật Châu Âu (chủ yếu là pháp luật Pháp và pháp luật đế chế Phổ).

Trong giai đoạn từ những năm 80 của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng ban hành một loạt các văn bản quan trọng theo mô hình các bộ luật của Pháp và Liên minh Đức (Đế chế Đức 1871 – 1918), cụ thể: Hiến pháp Nhật Bản năm 1889 xây dựng trên cơ sở Hiến pháp Phổ năm 1850, Bộ luật Hình sự (1890), Bộ luật Thương mại (1890). Tuy nhiên, khi đưa các bộ luật này vào thực tiễn đời sống, Người Nhật đã gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là do các bộ luật này có  những điểm dân chủ và điều này đã vấp phải sự phản kháng của giới thống trị xã hội vốn xuất thân từ giai cấp quý tộc, phong kiến. Chính vì vậy, những bộ luật này đã không trở thành các Đạo luật và nó phải đi theo đường vòng như Bộ luật Tố tụng Hình sự (1880), Bộ luật Thương mại (có hiệu lực từng phần vào năm 1893 và năm 1898), Bộ luật Tố tụng Dân sự (1890), Bộ luật Tố tụng Hình sự (1922).

Mặc dù ở giai đoạn đầu pháp luật Nhật Bản chủ yếu tiếp thu pháp luật Pháp và Đức, nhưng do đặc thù của chính thể Quân chủ nhị nguyên vì thế mô hình của đế chế Đức phù hợp với Nhật Bản hơn, do đó mô hình Đức đã trở thành cơ sở cho Bộ luật Dân sự Nhật năm 1898, Bộ luật Thương mại năm 1899, Bộ luật Hình sự năm 1907, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 1890, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1922.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn sau cách mạng tư sản, Pháp luật Nhật Bản đã mang một diện mạo mới khác hoàn toàn với hệ thống pháp luật của chính nước mình giai đoạn trước cách mạng. Tuy nhiên, không thể nói rằng pháp luật Nhật bản đã hoàn toàn không còn dấu vết gì của Pháp luật của mình trước kia. Thực tế cho thấy pháp luật Nhật Bản đã không tiếp thu một cách máy móc pháp luật Phương Tây mà đã kết hợp mềm dẻo các yếu tố dân tộc, quốc gia, quốc tế, điều này được thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực Hiến pháp, Luật Hôn nhân – Gia đình, Luật Thừa kế…

Sau chiến tranh thế giới 2, các mô hình pháp luật của Mỹ ảnh hưởng mạnh tới pháp luật Nhật Bản (Hiến pháp năm 1946, cải cách Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1948, Bộ luật Tố tụng Dân sự được sửa đổi theo hướng mở rộng nguyên tắc tranh tụng). Hệ thống pháp luật  kinh tế của Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ luật Mỹ (như luật về công ty, pháp luật chống độc quyền).

5.2. Sự phát triển của pháp luật Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2

Chiến tranh thế giới 2 kết thúc với sự thắng lợi của quân đồng minh, Nhật Bản đã đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, sự kiện này đã ảnh hưởng lớn tới đời sống chính trị – pháp lý của Nhật Bản. Năm 1946, cùng với việc sửa đổi lại Hiến pháp năm 1889 dưới áp lực của  quân đội My, với sự ra đời của Hiến pháp năm 1946  nền móng vững chắc của những nguyên tắc dân chủ – tư sản được xây dựng một cách vững chắc. Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1946, các lĩnh vực: Pháp luật dân sự, Luật Hôn nhân – Gia đình, Luật lao động, Luật Hình sự của Nhật Bản đã được xem xét lại và đổi mới.

Hiến pháp năm 1946 đã chuyển hình thức chính thể của Nhật Bản từ chính thể Quân chủ nhị nguyên sang hình thức chính thể Quân chủ đại nghị, Thiên Hoàng trở thành người trị vì những không cai trị (Điều 9) theo quan điểm pháp lý của người Mỹ. Theo đó, quyền lực tư pháp được tăng cường, các quyền tự do cơ bản của công dân được đảm bảo bằng Tòa án. Đồng thời Hiến pháp ghi nhận thành nguyên tắc Hiến định về tính bất khả xâm phạm các quyền cơ bản của con người.

Các quyền của công dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự được ghi nhận trong Hiến pháp có ý nghĩa quan trọng: Nghiêm cấm áp dụng các hình phạt không dựa vào thủ tục pháp lý tương ứng (Điều 31);  quyền được xét xử bằng Tòa án đối với mọi buộc tội (Điều 32); cấm việc bắt người bất hợp pháp (Điều 35); cấm áp dụng các biện pháp mang tính nhục hình và hình phạt dã man (Điều 36); quyền của bị cáo được giải quyết nhanh chóng và công khai bằng con đường Tòa án công minh, quyền có sự trợ giúp pháp lý không phải trả tiền nếu điều đó là cần thiết (Điều 37)…

Bộ luật Dân sự cũng có những thay đổi trên cơ sở của Hiến pháp, năm 1947 bãi bỏ chế định gia đình theo chế độ phụ quyền (trước đó, trong quan hệ này luật quy định vị trí tối thượng thuộc về người cha trong gia đình, vợ và con không có vị trí độc lập trong gia đình, chỉ sau khi người cha chết, người con trai trưởng mới thay thế vị trí của người cha). Đạo luật năm 1945 thừa nhận quyền thành lập và tự do hoạt động của công đoàn; Đạo luật về các tiêu chuẩn lao động năm 1947 quy định việc hạn chế kéo dài thời gian làm việc trong một ngày và trong một tuần, quy định việc nghỉ phép hàng năm có trả tiền…

Đạo luật cải cách nông nghiệp và đất đai chuyển chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ thành sở hữu của những người nông dân. Đạo luật về việc cấm các độc quyền cá nhân và về việc bảo đảm thực tiễn thương mại cá nhân năm 1947, giải thể các công ty công trái.

Ngoài ra, tiếp thu chế định giám sát Hiến pháp từ Hệ thống pháp luật Mỹ(giám sát Hiến pháp không chỉ do Tòa án tối cao mà còn do các Tòa án cấp dưới thực hiện).

Đạo luật về tổ chức độc quyền được tiếp thu từ các văn bản chống Tờ rớt của Mỹ. Tiếp theo là các lĩnh vực pháp luật hình sự và Tố tụng Hình sự cũng chịu ảnh hưởng.

Mặc dù có sự tiếp nhận mạnh mẽ pháp luật Mỹ những nhìn chung các lĩnh vực dân sự, thương mại, luật hình sự, tố tụng dân sự vẫn chủ yếu trên nền tảng của pháp luật Civil law.

Do sự ảnh hưởng lâu dài của hệ thống pháp luật Rô man – GIéc manh vì thế nguồn của pháp luật Nhật Bản vẫn chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn xét xử trở thành nguồn thực tế của pháp luật như các nước thuộc hệ thông Civil law. Trong pháp luật Nhật Bản các yếu tố dân tộc, quốc gia được đề cao (cụ thể trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng).

5.3. Các đặc điểm trong nhận thức pháp luật của người Nhật Bản: “Pháp luật sống”

– Pháp luật Nhật Bản thể hiện tính nhị nguyên rất rõ nét ở sự kết hợp và cùng có hiệu lực giữa các quy phạm truyền thống và các quy phạm được tiép nhận từ hệ thống Rô Man – Giéc manh.

– Ngoài ra, một đặc trưng cơ bản của pháp luật Nhật Bản là quan niệm “pháp luật sống”, các quy phạm của lối sống người Nhật Bản được hình thành dưới sự ảnh hưởng của quan niệm Thần  quyền “ Sintioizn”, của Phật giáo và Nho giáo, quy phạm truyền thống của hành vi ở xã hội Nhật Bản – “ Giri”.

–  Mặt khác, người Nhật Bản coi trọng truyền thống gia đình, và vì vậy, người Nhật Bản thường giải quyết các xung đột mà không qua thủ tục tòa án.