Khanh Trung Sĩ Thuyền Viên

Khanh Trung Sĩ Thuyền Viên

Bản quyền thuộc về trung tâm thuyền viên Vicmac Thiết kế web

Bản quyền thuộc về trung tâm thuyền viên Vicmac Thiết kế web

Xuất khẩu thuyền viên bằng... thư mời

Hiện nay có doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên Việt Nam đi làm trên các tàu nước ngoài bằng thư mời, một dạng lách luật.

Pháp luật Việt Nam quy định, công ty xuất khẩu thuyền viên phải đảm bảo các yếu tố vốn pháp định 5 tỉ đồng và ký quỹ ở ngân hàng 1 tỉ đồng. Luật quy định là vậy, song việc xin giấy phép khó khăn và phức tạp, không dễ cho các doanh nghiệp, nên họ làm trái/lách luật bằng cách xuất khẩu thuyền viên theo dạng thư mời.

Xuất khẩu lao động bằng thư mời là một dạng hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động là các doanh nghiệp nước ngoài. Khi người lao động tự tìm được doanh nghiệp sẵn sàng thuê mình thì họ yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng, đồng thời gửi về một thư mời làm việc nhằm tạo điều kiện cho người lao động xuất cảnh từ Việt Nam và nhập cảnh tại nước mà họ sẽ làm việc.

Đây là một điểm rất thuận lợi cho người lao động nếu họ là những người am hiểu luật pháp về hàng hải quốc tế, hiểu biết rõ ràng về nơi làm việc sắp tới của mình (ở đây là con tàu, doanh nghiệp chủ tàu), về các vấn đề có liên quan khi làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay, do trình độ và năng lực của thuyền viên còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ tàu không đơn giản. Lợi dụng điểm này, một số doanh nghiệp môi giới thuyền viên kết hợp với các chủ tàu của Trung Quốc, Đài Loan... tổ chức tuyển thuyền viên Việt Nam đi lao động trên các tàu của họ.

Các doanh nghiệp làm dịch vụ môi giới này sẽ ký hợp đồng trực tiếp cung ứng thuyền viên cho đối tác là các chủ tàu nước ngoài, phổ biến nhất là Trung Quốc và Đài Loan. Sau đó họ tìm thuyền viên người Việt Nam và tổ chức cung ứng cho chủ tàu đó. Họ sẽ ký một hợp đồng với thuyền viên Việt Nam với các điều khoản thỏa thuận thực tế, lương thực tế, đồng thời sẽ cho thuyền viên ký một hợp đồng theo mẫu MLC 2006 trực tiếp với chủ tàu nhằm đối phó với các đợt kiểm tra của chính quyền cảng (PSC), thanh tra của Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế (ITF) và cả pháp luật Việt Nam. Sau đó, họ yêu cầu doanh nghiệp phía nước ngoài gửi một thư mời trực tiếp ghi đích danh thuyền viên để họ xin thủ tục visa cho thuyền viên qua nước ngoài làm việc. Khi qua đến nước ngoài, thuyền viên được đưa xuống tàu và xuất cảnh ra các nước bằng đường biển.

Đây là một phương án không đúng luật bởi tuy có ký hợp đồng việc làm với thuyền viên nhưng các doanh nghiệp này lại không có giấy phép xuất khẩu lao động như quy định và vì vậy không thể khai báo với Cục Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Thực ra họ chỉ đóng vai trò môi giới việc làm. Khi xảy ra sự cố gì, họ sẽ từ chối trách nhiệm bằng cách đưa ra các hợp đồng thứ hai - hợp đồng thuyền viên ký trực tiếp với người lao động nước ngoài (chứ không liên quan đến họ).

Hiện nay, có rất nhiều thuyền viên Việt Nam đi xuất khẩu lao động trên các tàu nước ngoài nhưng không hề biết luật pháp liên quan đến mình, không biết những đơn vị nào sẽ trợ giúp mình nếu có sự cố gì, ngoại ngữ cũng rất hạn chế (nhiều thuyền viên không biết tiếng Anh) và nếu ra đi theo phương cách kể trên, họ không có được sự bảo hộ của bất cứ cơ quan nhà nước nào ở trong nước.

Đã có trường hợp hàng chục thuyền viên trên một con tàu của Trung Quốc bị nợ lương, phải kêu cứu ITF tại Philippines, may được ITF Philippines giúp đỡ nên đòi được lương, được tiền ăn, được cho vé máy bay về nước. Trường hợp thương tâm hơn, thuyền viên bị bỏ rơi mà không có cách nào để về nước bởi chủ tàu và người môi giới tuyên bố thuyền viên bỏ trốn, trong khi anh này đang chữa bệnh và giấy tờ đã bị lừa lấy mất. Hiện cũng còn nhiều trường hợp các thuyền viên đang đi trên các tàu bị nợ lương, quỵt lương phải kêu cứu, hoặc nhờ người nhà kêu cứu.

Doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên bằng con đường thư mời sẽ giảm được một phần chi phí đăng ký và lo giấy phép, cả tiền ký quỹ tại ngân hàng nữa. Nhưng ngược lại, thuyền viên ra nước ngoài làm việc bằng đường này dễ bị các chủ tàu cưỡng bức lao động, chịu thiệt thòi về tiền lương, tiền công ngoài giờ trong khi lại không được bất kỳ chế độ bảo hộ nào.

Để tránh tình trạng này, về phía thuyền viên, trước khi xuống tàu nào đó, nhất là các tàu nước ngoài, phải tìm hiểu kỹ doanh nghiệp đưa mình đi xuất khẩu có giấy xuất khẩu lao động hay không và tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết, trang bị ngoại ngữ.

Nhà nước cần nghiêm khắc loại bỏ những doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên làm ăn trái pháp luật. Điều này có thể làm được nếu đủ quyết tâm, bởi hiện nay việc liên hệ với thuyền viên đi trên các tàu ở nước ngoài không quá khó. Cần giám sát các tổ chức đại diện thuyền viên để họ hoạt động thực chất và trao cho họ các quyền như với các hiệp hội thuyền viên, hội người đi biển ở các nước, để họ có cơ sở pháp lý bảo vệ thành viên của mình, tạo điều kiện cho họ chủ động tham gia vào các công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ thành viên.