Năng Lực Pháp Luật Cá Nhân Xuất Hiện Khi

Năng Lực Pháp Luật Cá Nhân Xuất Hiện Khi

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 01/01/2017 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có yếu tố nước ngoài như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 01/01/2017 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có yếu tố nước ngoài như sau:

Yêu cầu cần đạt khi học xong môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

Theo Mục 3 hương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT yêu cầu cần đạt khi học xong môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:

- Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.

- Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;

- Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong công đồng dân cư;

- Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày;

- Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân.. và cách xử sự trong các mối quan hệ).

Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.

Trong lý luận nhà nước và pháp luật: pháp luật xuất hiện từ khi nào?

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định.

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp nên chưa có pháp luật. Trong thời kì này cũng chưa có mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Sự thay đổi của xã hội thể hiện trong sự phát triển về mặt kinh tế và về mặt xã hội dẫn đến nhu cầu thiết lập một trật tự mới mà những quy tắc tập quán, tôn giáo không còn phù hợp. Vì vậy pháp luật ra đời điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ trật tự xã hội.

Về mặt khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước (xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và nhu cầu quản lý, giữ trật tự xã hội) cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.

Về mặt chủ quan: pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành và/hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội.

Như vậy, có thể hiểu pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật là mối quan hệ thuộc thượng tầng kiến trúc, chúng có mối liên hệ tác động qua lại. Cụ thể:

- Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống.

- Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: quyền lực Nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy là chủ thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật nhưng Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật, bị ràng buộc bởi pháp luật.

Trong lý luận nhà nước và pháp luật: pháp luật xuất hiện từ khi nào? (Hình từ Internet)

Nội dung tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

Căn cứ Mục 4 Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT nội dung tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:

Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những kiến thức cơ bản về các vấn đề:

- Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý;

- Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Một số ngành luật cơ bản: Luật Nhà nước - Hiến pháp 1992, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự và một số chuyên đề tự chọn (trong đó có pháp Luật quốc tế).