Người Phụ Nữ Sinh Con

Người Phụ Nữ Sinh Con

Phụ nữ phải bước qua nhiều giai đoạn thay đổi về cơ thể lẫn sinh lý. Đặc biệt khi bước qua tuổi trung niên thì sức khỏe nữ giới giảm sút rõ rệt. Vậy với phụ nữ 50 tuổi có sinh con được không? Tâm sinh lý của phụ nữ độ tuổi này thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết dưới.

Phụ nữ phải bước qua nhiều giai đoạn thay đổi về cơ thể lẫn sinh lý. Đặc biệt khi bước qua tuổi trung niên thì sức khỏe nữ giới giảm sút rõ rệt. Vậy với phụ nữ 50 tuổi có sinh con được không? Tâm sinh lý của phụ nữ độ tuổi này thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết dưới.

Các bệnh lý thai kì phức tạp hơn

Ở độ tuổi 40, có nhiều khả năng gặp các vấn đề liên quan đến thai kỳ như tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ. Các vấn đề về nhau thai và biến chứng sau khi sinh cũng có xu hướng gia tăng.

Nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và thậm chí thai lưu là rất cao ở người phụ nữ có độ tuổi cao. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ mới sinh bị các bệnh lý bẩm sinh như đái tháo đường loại 1 và tăng huyết áp cũng tăng lên.

Dù đàn ông có thể làm cha ở độ tuổi 60 hoặc 70, nhưng chất lượng của tinh trùng sẽ suy giảm rõ rệt theo tuổi, điều này có thể tăng nguy cơ thai nhi mắc các vấn đề về sức khỏe.

Mặc dù áp lực tài chính ở độ tuổi 40 không còn nặng nề như khi còn trẻ, nhưng về lâu dài, việc tích lũy đủ tài chính trước khi nghỉ hưu trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi nuôi con.

Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn một nửa số phụ nữ trên 40 tuổi gặp khó khăn về việc sinh con.

Ở độ tuổi 40, khả năng mang thai trong một năm chỉ khoảng từ 40% đến 50% (trong khi ở giữa độ tuổi 30 là 75%). Nhưng đến khi 43 tuổi, khả năng mang thai chỉ còn 1 - 2%, tỷ lệ rất thấp.

Mặc dù khả năng mang thai giảm đi, tỷ lệ sảy thai lại tăng cao sau tuổi 40. Đặc biệt, ở tuổi 40, tỷ lệ sảy thai là 34% và khi đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đến 53%. Cùng với đó, nguy cơ các vấn đề kháng thể kết hợp với thai kỳ cũng tăng lên.

Mối lo ngại khác khi mang thai ở tuổi 40 là nguy cơ di truyền, ví dụ như hội chứng Down. Ở độ tuổi 40, tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh này cho trẻ mới sinh là 1/100, nhưng đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đáng kể lên 1/30.

Vì vậy, việc thực hiện các kiểm tra sàng lọc để phát hiện các dị tật bẩm sinh như siêu âm, xét nghiệm DNA từ tế bào thai, chọc dịch ối hoặc thậm chí sinh thiết gai nên được xem xét cẩn thận.

Mang thai ở tuổi 40 gặp bất lợi gì?

Nếu bạn đang băn khoăn về những bất lợi phổ biến nhất khi mang thai ở tuổi 40, thì hãy cùng điểm qua một số điều sau đây:

Làm gì để chuẩn bị mang thai ở tuổi 40?

Đầu tiên, bạn cần thay đổi lối sống để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai. Hãy đảm bảo không có khói thuốc lá trong ngôi nhà của bạn và duy trì một cân nặng hợp lý. Hạn chế hoặc ngừng sử dụng cồn như rượu và bia.

Nếu bạn quan hệ tình dục 3 lần một tuần trong suốt 3 tháng liên tục mà vẫn không mang thai và không sử dụng biện pháp tránh thai nào, hãy nên thăm bác sĩ. Một số vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở độ tuổi này.

Trước khi quyết định mang thai, nếu bạn gặp các vấn đề sau, hãy đi thăm bác sĩ ngay:

Hãy nhớ rằng bạn không nên thăm bác sĩ một mình, mà nên cùng chồng bạn đi để cả hai được kiểm tra.

Bài viết phía trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc 40 tuổi có nên sinh con không? Dù có vẻ có nhiều khó khăn khi mang thai ở độ tuổi 40, nhưng bạn đừng quá lo lắng. Cần nhớ rằng vẫn có rất nhiều phụ nữ đã mang thai thành công ở độ tuổi này. Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ làm mẹ ở độ tuổi này chỉ vì một chút khó khăn.

Những rủi ro khi mang thai muộn

Nguyên nhân hàng đầu của vô sinh ở phụ nữ

Thuở nhỏ, Hyobin Lee khao khát được làm mẹ. Tuy nhiên, khi đã đi làm, cô buộc phải đưa ra lựa chọn giữa việc lập gia đình và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp.

Cuối cùng, cô trì hoãn việc lấy chồng và trở thành một học giả thành công ở Daejeon. Lee, hiện 44 tuổi, là một trong hàng triệu phụ nữ Hàn Quốc chủ động không có con, khiến tỷ lệ sinh của quốc gia giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Tỷ lệ sinh (số ca sinh trung bình trên một phụ nữ) nước này đã giảm xuống còn 0,72 vào năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được chính phủ công bố hồi đầu năm. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 2,1 trẻ tiêu chuẩn để duy trì quy mô dân số ở mức ổn định. Năm ngoái, nước này có 23.000 trẻ được sinh ra, tổng dân số quốc gia đang trên đà giảm ước tính còn 26 triệu người năm 2100 - bằng một nửa dân số hiện tại.

"Khi còn trẻ, tôi mơ ước có một đứa con trai giống mình. Tôi muốn chơi với con, cùng đọc sách và cho con thấy nhiều điều về thế giới. Nhưng tôi nhận ra thực tế không đơn giản như vậy", Lee nói, cho biết việc có con sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp, sợ rằng lâu dần bản thân sẽ oán trách chính đứa trẻ. "Hậu quả, cả tôi và con đều không hạnh phúc", cô nói.

Theo Lee, vấn đề kinh tế đóng vai trò quan trọng. Giới chức có nhiều chính sách khuyến sinh dành cho phụ nữ, chúng hầu như không phát huy tác dụng. Ví dụ, theo luật, chế độ nghỉ phép của cha mẹ được áp dụng cho cả nam và nữ, nhưng chỉ được phụ nữ áp dụng. 1,3% nam giới ở Hàn Quốc sử dụng quyền nghỉ phép nuôi con, thấp so với mức trung bình 43,4% của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Các công ty Hàn Quốc không muốn tuyển dụng nhân lực nữ trẻ tuổi, bởi họ sợ tốn công sức đào tạo cho những người sẽ nghỉ sinh con, sau đó tập trung làm mẹ toàn thời gian thay vì quay lại lực lượng lao động. "Trong văn hóa Hàn Quốc, nhiều người tin rằng việc sinh con và mọi khía cạnh trong chăm sóc con cái đều thuộc về phụ nữ. Đây là quá trình khó khăn đến mức nhiều người quyết định không sinh con. Điều này đúng với tôi", Lee chia sẻ.

Kim Yu-Mi, kỹ sư IT, 38 tuổi, cùng hai con ở nhà riêng tại Seongnam, phía nam Seoul, ngày 13/2/2017. Ảnh: AFP

Jungmin Kwon, phó giáo sư tại Đại học bang Portland ở Oregon, chuyên về văn hóa đại chúng Đông Á, đồng ý rằng áp lực xã hội Hàn Quốc đôi khi khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt.

"Hàn Quốc nổi tiếng với thị trường giáo dục tư nhân rộng lớn. Tại đó, các bậc cha mẹ chi rất nhiều tiền cho con cái đi học thêm từ khi còn nhỏ để cạnh tranh lại với những đứa trẻ khác. Rất khó để những người mới có con đi ngược lại xu thế này", giáo sư Kwon nói.

Quan trọng hơn, trong văn hóa gia trưởng tại Hàn Quốc, phụ nữ cần tiêu tốn nhiều năng lượng tinh thần và cả thể chất để nuôi dạy con cái, theo giáo sư Kwon. Số liệu thống kê cho thấy phụ nữ làm việc nhà và chăm sóc con cái nhiều gấp 5 lần so với nam giới.

"Trong bối cảnh sự tôn trọng và quan tâm đối với phụ nữ vẫn chưa bén rễ vào xã hội, việc cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp là trách nhiệm căng thẳng và đầy thách thức đối với người mẹ", Kwon nhận định.

Như vậy, khi trình độ học vấn của phụ nữ tốt hơn nhiều so với thế hệ trước, nguồn lực kinh tế vững vàng hơn, họ có xu hướng đặt nghề nghiệp lên trước. Nhiều phụ nữ không những không sinh con, họ lựa chọn không kết hôn.

Theo Lee, những nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tăng tỷ lệ sinh, chẳng hạn bổ sung phúc lợi cho gia đình nhiều con, hỗ trợ cho các gia đình đơn thân, đã thất bại trong việc xoay chuyển tình thế. Nó thậm chí gây phẫn nộ trong cộng đồng nam giới.

"Họ cảm thấy bất bình khi phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự mà không được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ nhiều như phụ nữ", Lee nói.

Cả Lee Kwon đều cho rằng Hàn Quốc khó lòng vượt qua cuộc khủng hoảng dân số. Phụ nữ trẻ dường như không quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu quốc gia, họ có những quan điểm khác nhau về gia đình, hôn nhân sinh con, cộng đồng và quốc gia so với thế hệ trước.

"Họ ít bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trở thành phụ nữ do các quốc gia, xã hội và hộ gia đình áp đặt", Lee nói.