0%0% found this document useful, Mark this document as useful
0%0% found this document useful, Mark this document as useful
Trong đoạn video quay từ xa, xuất phát từ mạng xã hội Weibo, Faker cùng các thành viên khác của T1 đang xem lại trận đấu từ phòng chờ. Huyền thoại của trò chơi chuyển từ tư thế dựa ghế sang quay mặt vào trong. Sau thoáng chốc, anh bất ngờ húc đầu vào tường 3 lần. Dừng một nhịp, Faker tiếp tục hành động trước đó, nhưng mạnh hơn. Cuối cùng, Gumayusi (Lee Min-hyeong) phải khống chế đồng đội và họ rời khỏi khung hình.
Đoạn video ngắn khiến cộng đồng người hâm mộ Liên Minh Huyền Thoại thế giới lo lắng. Nội dung nói trên trở thành chủ đề được bàn luận trên các mạng xã hội, đặc biệt là về sức khỏe tinh thần của tuyển thủ.
Đây là ví dụ rõ ràng cho áp lực và mức độ căng thẳng mà một tuyển thủ eSports chuyên nghiệp phải gánh chịu. Trong trường hợp này, Quỷ vương (biệt danh của Faker) đã thi đấu hơn một thập kỷ, luôn gánh vác kỳ vọng là người giỏi nhất, vô địch mọi giải đấu anh tham gia.
Georgia "Troubleinc" Paras, một bình luận viên eSports nổi tiếng đã đăng bài ủng hộ Faker. Đồng thời, Troubleinc cho rằng hành động bộc phát có thể là sự tự trách của Lee Sang-hyeok cho màn trình diễn kém cỏi của anh trong trận đấu.
Sau khi video nói trên được chia sẻ, từ khóa “Faker” lọt top thịnh hành của nền tảng X toàn cầu. Hiện phía Faker và T1 chưa lên tiếng chính thức về sự việc.
Faker sở hữu một gia tài đồ sộ các danh hiệu cá nhân và tập thể gắn với bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Anh còn được hâm mộ bởi tác phong chuyên nghiệp khi thi đấu và tinh thần không bỏ cuộc ở môi trường có tính đào thải cao như eSports. Tuyển thủ thuộc biên chế T1 ít khi thể hiện các cảm xúc thái quá, ngay cả lúc chiến thắng hay bại trận.
Lần cuối cùng người hâm mộ nhìn thấy Faker mất bình tĩnh là từ cuối 2017, khi SKT T1 (tiền thân của T1), thất bại 0-3 trước Samsung Galaxy (tiền thân của GEN.G) trong trận chung kết WORLDS (Chung kết thế giới) cùng năm. Anh đã ôm mặt bật khóc nức nở khi nhà chính nổ, bỏ lỡ cả việc bắt tay đối thủ theo thủ tục. Đoạn video Faker khóc và những hình ảnh khác cũng đã trở thành biểu tượng nền công nghiệp eSports, làm lu mờ cả chức vô địch của Samsung Galaxy.
Hình ảnh Faker bật khóc ở năm 2017. Ảnh: Lol Esports.
5 năm sau, T1 và Faker một lần nữa thất bại ở chung kết WORLDS, lần này là trước đội tuyển Dragon X. Lúc này, tuyển thủ người Hàn Quốc đã 26 tuổi, giữ vai trò thủ lĩnh tinh thần cho những người đồng đội trẻ tuổi. Khi thua trận, Faker vẫn bình tĩnh, nhanh chóng động viên Ryu Min-seok (Keria) đang bật khóc sau thất bại ở chung kết sân chơi thế giới. Khoảnh khắc Faker nhìn sang Keria được bình chọn là hình ảnh biểu tượng eSports toàn cầu năm 2022.
Sự chuyên nghiệp và phong thái bình tĩnh được Faker trình diễn trong khoảng thời gian dài, ở những tình huống khó khăn nhất. Do vậy, việc anh bất ngờ tự đập đầu vào tường sau thất bại trước GEN.G hôm 3/8 khiến cộng đồng lo lắng.
Trong tuần này, sức khỏe tinh thần của các tuyển thủ chuyên nghiệp đang được quan tâm khi Sniper của 100T chia sẻ về vấn đề của bản thân. “Hành động của Faker là lời nhắc nhở với nhiều game thủ rằng ngay cả những tài năng phi phàm nhất cũng chỉ là con người”, eSports.gg nhận định.
Phản ứng của Faker xuất hiện sau trận thua trước đối thủ nhiều duyên nợ GEN.G. T1 của anh chưa thắng một trận nào trước đội tuyển “vàng đen”, kể từ mùa xuân 2023. Giữa giai đoạn này, đội vẫn giành được hai danh hiệu lớn là chức vô địch WORLDS 2023 và eSports World Cup 2024. Faker cùng đồng đội làm được điều này sau khi GEN.G bị loại bởi các đối thủ từ Trung Quốc.
Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon
Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.
1. Phân tích vai trò và mối liên hệ của chuyên ngành gây mê hồi sức với các chuyên khoa khác.
2. Trình bày các đặc điểm về dược lâm sàng của các thuốc dùng trong gây mê hồi sức.
3. Trình bày các đặc điểm về sinh lý học, giải phẫu học liên quan đến gây mê hồi sức.
4. Trình bày các đặc điểm về các phương pháp vô cảm, ưu khuyết điểm của từng phương pháp và áp dụng đúng phương pháp vô cảm vào tình huống lâm sàng đơn giản.
5. Trình bày các đặc điểm cơ bản về gây mê hồi sức cho các loại phẫu thuật.
6. Trình bày các đặc điểm về cơ bản về gây mê hồi sức theo cơ địa.
7. Ứng dụng dược lâm sàng, sinh lý, giải phẫu học vào gây mê hồi sức các trường hợp gây mê đơn giản.
8. Ứng dụng các phương pháp vô cảm vào gây mê hồi sức các trường hợp gây mê đơn giản.
9. Đánh giá, tiên lượng nguy cơ bệnh nhân trước mổ và tối ưu hoá bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật ở các loại phẫu thuật đơn giản.
10. Phát hiện xử trí các vấn đề, tai biến, biến chứng thường gặp liên quan đến gây mê hồi sức trong và sau phẫu thuật.
11. Thực hiện thuần thục và đúng chuẩn các thủ thuật thông khí bằng mặt nạ, đặt nội khí quản, mặt nạ thanh quản, gây tê tuỷ sống, lập đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, vận hành máy gây mê, monitor, chuẩn bị thuốc và vận hành bơm tiêm điện, ghi phiếu gây mê.
12. Tuân thủ các nguyên tắc y đức trong thực hiện nghiên cứu.
13. Áp dụng các chuẩn mực đạo đức khi ra quyết định trong thực hành y khoa hàng ngày.
14. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
15. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
16. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
17. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
18. Tôn trọng quyền của người bệnh.
19. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
13h30, ngày 11/6/2021, Khoa Y tổ chức nghiệm thu giáo trình sau đại học "Gây Mê Hồi Sức" cấp Khoa dành cho các đối tượng Ngoại, Sản, Tai Mũi Họng, Ung thư, Chấn thương chỉnh hình", do Bộ môn Gây Mê Hồi Sức biên soạn.
cứ kế hoạch nghiệm thu giáo trình Sau đại học cấp Khoa năm 2021, 13h30, 11/6/2021, Khoa Y tổ chức nghiệm thu giáo trình Gây Mê Hồi Sức cấp Khoa, do Bộ môn Gây Mê Hồi Sức biên soạn, thành viên Hội đồng gồm:
1. Ts.Bs. Ngô Văn Truyền - Chủ tịch
2. Ts.Bs.Lê Minh Lý - Phản biện 1
3. 2 Ts.Bs. Lê Văn Minh - Phản biện 2
4. Ths.Bs. Trần Việt Hoàng - Ủy viên
5. Ths.Bs. Nguyễn Thị Trang - Thư ký
Thành viên Hội đồng và Bộ môn Gây Mê Hồi Sức