Ứng Dụng Ai Trong Dạy Học Tiểu Học

Ứng Dụng Ai Trong Dạy Học Tiểu Học

GD&TĐ - Tọa đàm "Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay" diễn ra chiều 15/10, tại Hà Nội.

GD&TĐ - Tọa đàm "Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay" diễn ra chiều 15/10, tại Hà Nội.

Hướng dẫn học tập, cung cấp tài liệu

Giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy học phân hóa trong giảng dạy thông qua hướng dẫn học tập và cung cấp tài liệu cho học sinh. Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng công nghệ được đưa vào dạy và học mang đến nhiều hiệu quả. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh việc viết ra ý tưởng, thông tin có vai trò quan trọng với việc ghi nhớ, nên bài tập hay tài liệu phát tay vẫn rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong lớp học ngày nay.

Khi chuẩn bị bản bản thuyết trình, bài tập cho giờ học, giáo viên có thể dành ra những chỗ trống để người học có thể ghi chú theo cách hiểu của bản thân. Hoạt động này kích thích các em ghi nhớ sâu hơn kiến thức mà thầy cô muốn truyền tải.

Hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho học sinh

Các cách áp dụng dạy học phân hóa trong giảng dạy

Trên thực tế có rất nhiều cách áp dụng phương pháp dạy học phân hóa trong giảng dạy. Giáo viên có thể chọn lựa trong 9 cách áp dụng dưới đây:

Tổ chức các hoạt động thực hành

Hoạt động thực hành luôn mang đến cho học sinh sự hứng thú, đồng thời giúp các em ghi nhớ kiến thức và ứng dụng vào thực tế. Dạy và học dựa trên tổ chức các hoạt động thực hành cho phép người học được học theo tốc độ riêng, phát triển sự sáng tạo, khuyến khích thúc đẩy bản thân tiến lên.

Giáo viên có thể bắt đầu dự án, hoạt động thực hành từ phạm vi kiến thức nhỏ mà người học cần nỗ lực mới có thể hiểu được. Hoạt động thiết kế dựa trên những khái niệm để củng cố nội dung đã học. Các hoạt động có thể tiến hành trong lớp, làm bài tập nhóm hay thực hiện các dự án dài hạn ngoài giờ.

Giáo viên cần lưu ý việc tổ chức thực hành, ứng dụng, tổ chức dự án cần đảm bảo tính hữu ích khi đưa vào chương trình giảng dạy. Các hoạt động đáp ứng tính hữu ích giúp học sinh trải nghiệm thực tế để khắc sâu kiến thức đã có.

Xem thêm: Phương pháp dạy học trực quan là gì? Áp dụng trong tiểu học thế nào?

Dạy học phân hóa: Lựa chọn nhóm trưởng

Trong một lớp học hay nhóm học luôn có những học sinh có nhiều kiến thức, kỹ năng và tự tin hơn so với các bạn khác. Những bạn này có thể chểnh mảng trong giờ học và cho rằng các nội dung giáo viên chuẩn bị cho cả lớp là vô nghĩa đối với mình. Tuy nhiên thầy cô không nên xem đây là rắc rối, thay vào đó chúng ta nên cho phép các em đóng góp vào giờ học, bởi có thể tạo ra những điều tuyệt vời.

Khi áp dụng dạy học phân hóa bằng hình thức lựa chọn nhóm trưởng, thầy cô nên chọn lựa những bạn hiểu biết, tự in và có động lực hơn làm nhóm trường/đội trưởng. Đây chính là người học có thể hỗ trợ tốt cho các thành viên còn lại vượt qua khó khăn, thử thách. Thầy cô nên khuyến khích các thành viên khác yêu cầu sự hỗ trợ từ nhóm trưởng nếu gặp khó khăn. Mạnh dạn và thẳng thắn đề nghị sự hỗ trợ của bạn bè khác cũng là cách giúp trẻ rèn luyện khả năng chủ động và giao tiếp cho chính mình.

Khi nhóm trưởng sẵn sàng hỗ trợ bạn, các bạn khác có thể nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức thay vì phải chờ đợi thầy cô. Bản thân người nhóm trưởng khi nhận được lời cảm ơn, sự công nhận năng lực từ bạn bè cũng cảm thấy phấn chấn hơn, thấy mình được trân trọng và đã đóng góp cho thành công của giờ học của cả lớp.

Vận dụng cách lựa chọn nhóm trưởng hiệu quả, giáo viên có thêm thời gian để quan sát, điều phối hoạt động dạy học.  Kết quả dạy và học cũng hiểu quả và kịp thời hơn, tiết kiệm thời gian hơn so với việc thầy cô phải giải thích, chia sẻ, hỗ trợ từng bạn đang gặp khó khăn.

Phân chia linh hoạt nhóm học sinh

Với cách áp dụng này, giáo viên dựa theo sở thích, phong cách, kiến thức môn học của học sinh để phân chia linh hoạt thành các nhóm. Từ đó giúp giải quyết vấn đề tiến bộ không đồng đều của người học trong cùng một lớp học. Sau khi chia nhóm, thầy cô giáo có thể yêu cầu các nhóm thực hiện các dự án dài hạn hoặc các bài thuyết trình.

Việc phân chia linh hoạt các nhóm học sinh là cách áp dụng dạy học phân hóa để kiểm tra việc nắm vững chủ đề hay không. Khi một học sinh có thể truyền đạt một khác niệm, kiến thức để học sinh khác hiểu thì em đó đã phải tìm hiểu kỹ về nội dung này.

Trong quá trình phân chia nhóm giáo viên cần chú ý cần có sự điều chỉnh linh hoạt theo thời điểm và nội dung giảng dạy. Tránh trường hợp áp dụng cách thức một cách cứng nhắc, để một nhóm học sinh cố định trong 1 năm học có thể gây ra hiện tượng xích mích kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Điều chỉnh nhóm đúng thời điểm giúp người học hiểu nhau, dễ kết nối, hợp tác, gia tăng sự trao đổi hiểu biết để hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.

Áp dụng dạy học phân hóa bằng hình thức phân chia linh hoạt nhóm học sinh

Giáo viên có thể căn cứ vào nhiều cơ sở khi thực hiện phân chia nhóm học sinh, đảm bảo sự phù hợp và khả năng sẵn sàng xử lý kiến thức mới của người học trong số đó. Các em cần nắm chắc kiến thức cơ bản, làm tốt bài tập mới cho dù đang ở trong lớp học trung bình hay khá giỏi. Đối với nhóm học sinh chưa sẵn sàng, giao viên hỗ trợ, cung cấp thêm thông tin hướng dẫn, điều chỉnh tốc độ chậm hơn để các em kịp nắm bắt nội dung bào học. Với nhóm học sinh đã sẵn sàng, có thể cho học sinh tiến hành làm bài tập độc lập.

Tham khảo thêm: Đổi mới phương pháp dạy học theo năng lực học sinh

Thay đổi vai trò trong lớp học – Flip your classroom là 1 trong những cách ứng dụng dạy học phân hóa được đánh giá cao về hiệu quả trên thực tế. Thực hiện cách làm này, thầy cô tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm một số công việc của giáo viên là nghiên cứu nội dung, tham gia thảo luận và trình bày ý kiến. Thầy cô hỗ trợ học sinh bằng cách cung cấp tài liệu, lắng nghe, phản biện, giúp các em tháo gỡ khó khăn.

Phương pháp này giúp thúc đẩy tinh thần chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ năng, thúc đẩy sự sáng tạo, tinh thần chủ động, sự tự tin của người học. Khi các em bị thu hút và các dự án, các cuộc thảo luận quá trình học tập trở nên thú vị, sôi động và phát triển nhiều kỹ năng cần thiết hơn.

Xây dựng nội dung học tập từ cơ bản đến nâng cao

Xây dựng nội dung học tập từ cơ bản đến nâng cao là cách khắc phục tốt cho trường hợp năng lực học tập không đồng đều trong 1 lớp học khi áp dụng dạy học phân hóa. Bởi trên thực tế, thầy cô không thể kỳ vọng 100% người học đều có thể tiếp thu kiến thức và giải bài tập ở mức độ vận dụng cao.

Khi học sinh được tiếp cận nội dung học tập từ dễ đến khó, các em có cơ hội trải nghiệm và khám phá năng lực của chính bản thân. Cách thức này cho phép học sinh đặt ra mục tiêu thực tế về thành tích của bản thân và cỗ vũ mình cố gắng từng bước một. Tuy nhiên để áp dụng cách thức hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải chú trọng hơn trong việc thiết kế bài giảng, phân cấp kiến thức, kỹ năng phù hợp với lớp học.

Xây dựng nội dung học tập từ cơ bản đến nâng cao

Ứng dụng dạy học phân hóa ở tiểu học như thế nào?

Nhiều cơ sở giáo dục ứng dụng dạy học phân hóa ở tiểu học

Giáo dục tiểu học là bậc học xây dựng cơ sở ban đầu vững chắc về đạo đức, trí tuệ, thể chất, kỹ năng, thẩm mỹ cơ bản cho trẻ để tiếp tục học các bậc học cao hơn. Đây là bậc học có giá trị lâu dài và mang tính quyết định, vì vậy làm tốt công tác giáo dục tiểu học là đảm bảo sự phát triển bền vững của trẻ trong tương lai.

Quá trình dạy học tiểu học bao gồm 2 hoạt động có quan hệ hữu cơ là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Quá trình này cần dựa trên nhu cầu, thói quen, sự hứng thú và năng lực của người học để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực học tập của từng học sinh.

Ứng dụng dạy học phân hóa ở tiểu học giúp quá trình dạy học vừa sức cho từng đối tượng. Đối tượng học sinh ở mức độ giỏi, khá có hứng thú, đam mê với việc học. Đối tượng học sinh trung bình được tạo động lực để cố gắng, vươn lên. Đối tượng học sinh yếu kém được hỗ trợ để bù đắp lỗ hổng về kiến thức, lĩnh hội được kiến thức cơ bàn.

Đây là cách thức dạy học có tính đến sự khác biệt của cá nhân người học hoặc nhóm người học. Dạy học phân hóa xuyên suốt và chi phối mọi phương pháp dạy học, xây dựng những kế hoạch dạy học phù hợp, lấy chuẩn kiến thức và kỹ năng làm nền tảng cơ bản. Từ đó đưa học sinh yếu kém đạt chuẩn, giúp học sinh đã đạt chuẩn hoặc khá, giỏi phát triển lên mức cao hơn.

Quy trình dạy học phân hóa ở tiểu học thường diễn ra với những giai đoạn như sau:

Thiết kế giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế và đặc điểm của người học

Quan điểm dạy học này tập trung vào việc thiết kế giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế, đặc điểm tâm lý, sinh lý cá nhân, động cơ, nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện hoàn cảnh…của người học. Từ đó tìm ra cách dạy phù hợp, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ phát triển tiềm năng, năng lực toàn diện. Giờ học không bị nhàm chán, linh hoạt, sáng tạo không bị áp đặt theo khuôn mẫu, tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy.

Ví dụ: Trong giờ làm bài tập, giáo viên có thể thiết kế phiếu bài tập nhiều màu sắc theo các mức độ học lực khác nhau của học sinh.

Dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong dạy học bậc tiểu học là việc làm hết sức cần thiết, kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Trong quá trình thực hiện thầy cô cần lưu ý:

Dạy học phân hóa ở tiểu học là việc làm quan trọng để giúp người học tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên để hành trình thực hiện tốt, đạt được mục tiêu và nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của trẻ yêu cầu thầy cô giáo phải tâm huyết, tuân thủ các yêu cầu trong quá trình phân hóa và vận dụng linh hoạt.

Trên đây là chia sẻ từ The Dewey Schools về dạy học phân hóa và gì và ứng dụng ở bậc tiểu học. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp tất cả các thắc mắc từ bạn, hãy liên hệ hoặc để lại bình luận dưới bài viết này cho Dewey Schools nhé.

Nhiều cha mẹ quan tâm: Các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ thông minh, tài giỏi