Xử Phạt Người Không Đăng Ký Tạm Trú

Xử Phạt Người Không Đăng Ký Tạm Trú

Tôi hiện đang có hộ khẩu thường trú tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Nay tôi dọn ra ngoài ở riêng, chỗ tôi ở chỉ khác tên đường nhưng vẫn thuộc phường Phú Thuận.

Tôi hiện đang có hộ khẩu thường trú tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Nay tôi dọn ra ngoài ở riêng, chỗ tôi ở chỉ khác tên đường nhưng vẫn thuộc phường Phú Thuận.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú được quy định như thế nào?

- Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020 được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký tạm trú như sau:

- Như vậy, theo quy định trên hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có:

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ,

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

- Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký tạm trú như sau:

- Theo căn cứ nêu trên thì thủ tục đăng ký tạm trú được quy định như sau:

+ Người đăng ký tạm trú hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú

+ Cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

+ Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cấp nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú, trường hượp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài có gì cần chú ý

Căn cứ quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thủ tục thông báo lưu trú cho người nước ngoài hay nhiều người gọi là thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài có 03 điểm cần chú ý:

- Cơ sở lưu trú cần thông báo lưu trú cho người nước ngoài gồm: Khách sạn; nhà riêng; nhà khách; khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập; cơ sở khám, chữa bệnh.

- Thời gian khai báo tạm trú: Trong 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú, chủ cơ sở lưu trú phải hoàn thành khai báo tạm trú (đối với vùng sâu, vùng xa thời hạn là 24 giờ).

- Hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài:

Khai báo qua mạng tại Trang thông tin điện tử

Khai báo trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn bằng Phiếu khai báo tạm trú

Thủ tục thông báo lưu trú cho người nước ngoài không giống với thủ tục đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam. Nếu cần hướng dẫn thực hiện thủ tục này, mời bạn đọc xem bài viết: Thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài thế nào?

Trên đây là hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất. Nếu có thắc mắc gì về đăng ký thường trú, tạm trú, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài trực tuyến của LuatVietnam: 19006192 .

Hướng dẫn tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ

Hình thức tra cứu, nhận kết quả phụ thuộc vào lựa chọn ở mục  Thông tin nhận kết quả giải quyết:

- Nếu chọn nhận kết quả trực tiếp, cần đến Công an cấp xã nơi đăng ký tạm trú để hỏi.

- Nếu chọn nhận kết quả qua email, cần đợi thông tin được gửi đến.

- Nếu chọn nhận kết quả qua Cổng thông tin, tại trang chủ Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú, chọn

. Khi hiện ra giao diện mới, bạn nhập

h để biết hồ sơ của mình đã được duyệt hay chưa.

Trường hợp nào công dân không phải đăng ký tạm trú?

Căn cứ tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

Như vậy, theo quy định trên thì công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác dưới 30 ngày thì công dân không cần phải đăng ký tạm trú.

Tuy nhiên, trong trường hợp công dân đến sinh sống tại một chỗ ở khác với nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác nhưng không đến 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú.

Trường hợp nào công dân không phải đăng ký tạm trú? (Hình từ internet)

Ai phải làm thủ tục đăng ký tạm trú?

Người phải làm thủ tục đăng ký tạm trú được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú:

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Theo quy định trên, công dân Việt Nam khi chuyển đến địa phương khác nơi thường trú sinh sống từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.

Đăng ký tạm trú có thời hạn bao lâu? Đăng ký dài hạn được không?

Khoản 2 Điều 27 Luật Cư trú quy định, thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Hướng dẫn các bước thực hiện

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/

Đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia sau đó chọn mục Tạm trú để thực hiện thủ tục.

Bước 2: Khai báo thông tin trên trang Khai báo tạm trú theo hướng dẫn

Các thông tin có dấu (*) bắt buộc phải nhập, không được bỏ qua.

Sau khi điền đầy đủ thông tin và tải lên giấy tờ, tài liệu đính kèm thì gửi hồ sơ để hoàn thành.

Xem hướng dẫn chi tiết: Thủ tục đăng ký tạm trú online

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết

Sau khi gửi hồ sơ đi, người dân cũng cần đợi giải quyết thủ tục trong 03 ngày làm việc.

Nếu được yêu cầu đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.

Chủ trọ hay người thuê nhà phải đăng ký tạm trú

Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú, người thuê là bên có nghĩa vụ khai báo, đăng ký tạm trú.

Riêng với trường hợp người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam thì người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú phải khai báo tạm trú cho bên thuê nhà người nước ngoài theo quy định tại Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp

Hồ sơ đăng ký tạm trú quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú bao gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Đối với người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Cụ thể, Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP đã chỉ ra một số tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như:

Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà/tài sản gắn liền với đất;

Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở;

Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở...

Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã nơi dự kiến tạm trú.

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú, thời hạn tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.

Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó có nêu rõ lý do.

(Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú)